Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Châu triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung mọi nguồn lực, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nhân dân.

Nông dân xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Xã Sặp Vạt đang có 1.070 hộ, gần 4.450 nhân khẩu. Thực hiện tiêu chí thu nhập, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực sản xuất, chuyển đổi cây trồng, đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng vào sản xuất. Ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Sặp Vạt, cho biết: Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền xã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, góp công sức xây dựng các công trình dân sinh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi;  liên kết, thành lập HTX sản xuất bền vững...

Toàn xã Sặp Vạt đang trồng 70 ha sắn, hơn 230 ha mía, 373 ha xoài, 163 ha nhãn, 117 ha chuối và gần 50 ha cây ăn quả khác; duy trì trên 33.100 con gia súc, gia cầm; nuôi trồng 38 ha thủy sản; giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt trên 70 triệu đồng/ha. Xã đã hoàn thành xây dựng 7,4 km đường giao thông nông thôn, 11,4 km đường trục chính nội đồng, tổng kinh phí trên 8,4 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp trên 5,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 42,1 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 70%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 95%; các trường học, trạm y tế đầu tư xây dựng đạt chuẩn; hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã đến nay còn 12,8%. Năm 2023, xã hoàn thành 19 tiêu chí, 57 chỉ tiêu và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại xã biên giới Lóng Phiêng có 10 bản, với 1.422 hộ, có 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 52% dân số. Từ năm 2012 đến nay, xã Lóng Phiêng hoàn thành xây dựng gần 17km đường giao thông nông thôn; 52,5km đường trục chính nội đồng, tổng kinh phí trên 67 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp gần 9 tỷ đồng. Hiện nay, giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt trên 85 triệu đồng/ha; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 94,5%; các trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn; hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,83%... Xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu năm 2024.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2023, huyện Yên Châu đã huy động trên 8,1 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương cấp hơn 5,5 tỷ đồng; ngân sách tỉnh trên 1,6 tỷ; ngân sách huyện 140 triệu đồng và trên 860 triệu đồng từ vốn huy động hợp pháp khác; xóa nhà tạm cho 996 hộ nghèo. Đến nay, huyện Yên Châu có trên 95% hộ nghèo, hộ cận nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 27,75%. Có 6/14 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư; 5/14 xã đạt tiêu chí thu nhập; 6/14 xã đạt tiêu chí nghèo đa chiều; 11/14 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động...

Nói về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: Huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã xây dựng kế hoạch với những nhiệm vụ cụ thể, giải pháp sát thực; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn...

Bài, ảnh: Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Kinh tế -
    Thực hiện chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp thực hiện giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy định, góp phần giúp các địa phương hoàn thiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
  • 'Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Kinh tế -
    Xã Mường Bang mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp ba xã: Mường Bang, Mường Do và Mường Lang của huyện Phù Yên cũ với vị trí cách xa trung tâm và còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, đã có không ít hộ dân làm đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức, ý chí vươn lên của nhân dân.
  • 'Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Xã hội -
    Điện năng lượng mặt trời mái nhà đang ngày càng phổ biến tại các khu dân cư và đô thị, bởi tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ như giá mua điện ưu đãi và miễn giảm thuế đã khuyến khích thúc đẩy người dân tìm đến các giải pháp năng lượng sạch.
  • 'Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Xã hội -
    Chiềng Cơi là phường được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường Chiềng Cơi và các xã Chiềng Cọ, Hua La (cũ). Từ đầu tháng 6 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi ở các bản Nẹ Tở, Hùn, Hôm, Ót Luông, khiến 131 con lợn bị nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy, với tổng trọng lượng 4.273 kg. Cấp ủy, chính quyền phường đang khẩn trương khoanh vùng, dập dịch không để dịch bệnh lây lan diện rộng, giúp người dân yên tâm, phát triển chăn nuôi.
  • 'Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Xã hội -
    Hướng tới Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, xã Tạ Khoa triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
  • 'Giữ vững ổn định thị trường

    Giữ vững ổn định thị trường

    Xã hội -
    Bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý vi phạm, chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, tiểu thương..., là những giải pháp trọng tâm mà Đội Quản lý thị trường số 4 đã và đang triển khai, để giữ vững sự ổn định của thị trường trên địa bàn các xã phụ trách.
  • 'Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Alo 114 -
    Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng liên quan đến hoạt động hàn, cắt kim loại, để lại những hậu quả thương tâm, thiệt hại về người và tài sản. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cảnh báo nhiều lần nhưng việc thợ hàn, cắt kim loại bất cẩn, chủ quan vẫn diễn ra, để lại những thiệt hại đáng tiếc.