Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

LTS: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Sông Mã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm xã Mường Sai hoàn thành xây dựng NTM. Phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nông dân xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, phát triển cây ăn quả.  Ảnh: Trần Hiền

PV: Xin ông cho biết chủ trương, giải pháp thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Huyện đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, của ngành về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, bảo đảm thực chất, hiệu quả, bền vững. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM ở địa phương. Gắn thực hiện chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Rà soát, đánh giá và lựa chọn tiêu chí có thế mạnh, có tính đột phá hoặc tiêu chí cần ít vốn đầu tư để ưu tiên thực hiện trước.

Huyện tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để nhân dân hiểu rõ xây dựng NTM chính là nhân dân tham gia thực hiện và được hưởng lợi, từ đó, phát huy tính tự lực, chủ động trong quá trình triển khai thực hiện. Chỉ đạo đảng ủy các xã ban hành nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ xây dựng NTM để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bài bản, khoa học, hiệu quả. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện phụ trách đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các xã. Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí để phấn đấu xây dựng NTM nâng cao.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên phát động các phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Các cơ quan, đơn vị, địa phương lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp xã, bản, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM tại địa phương. Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện ủng hộ hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình nhà lớp học, nhà văn hóa bản, đường giao thông, hỗ trợ hộ nghèo...

PV: Xin ông đánh giá khái quát những kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM của địa phương?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Công tác xây dựng NTM đã và đang trở thành phong trào sâu rộng và đều khắp trong huyện. Nhận thức về xây dựng NTM của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện được nâng cao; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có chuyển biến rõ rệt.

Với quan điểm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo điều kiện thực hiện các tiêu chí NTM, huyện đã chỉ đạo các xã hướng dẫn nông dân khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, huyện có 10.853 ha cây ăn quả các loại; 48 mã số vùng trồng, với tổng diện tích 481,7 ha, sản lượng trên 4.500 tấn (12 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; 23 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand); 50/73 HTX, công ty sản xuất quả an toàn theo quy trình VietGAP.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các phương tiện truyền thông, mạng Internet; giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhãn quả tươi, long nhãn, xoài, bưởi... đến các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài tỉnh; đưa vào hệ thống một số siêu thị tại Hà Nội, như Siêu thị BigC Thăng Long, VinECo, tập đoàn TH... Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, giải quyết tốt đầu ra sản phẩm nông sản cho nông dân.

Đến hết tháng 9, huyện có 18/18 xã đạt các tiêu chí về quy hoạch; thủy lợi và phòng chống thiên tai; điện; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; thông tin và truyền thông; lao động; giáo dục và đào tạo; quốc phòng và an ninh. 3/18 xã đạt các tiêu chí về giao thông, cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập; nghèo đa chiều; văn hóa. 15/18 xã đạt tiêu chí về trường học; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. 14/18 xã đạt tiêu chí về y tế... Có 15 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 3 xã Chiềng Khương, Chiềng Sơ và Mường Lầm đạt chuẩn NTM. Phấn đấu cuối năm 2023 có thêm xã Mường Sai hoàn thành đạt chuẩn NTM.

PV: Những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng NTM của huyện trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Hải: Nội dung xây dựng nông thôn mới trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong đó, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ chương trình xây dựng NTM các cấp, nhất là cán bộ ở xã, bản. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Huy động, tận dụng tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM, gắn với chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chủ động áp dụng linh hoạt cơ chế chính sách, bao gồm các chính sách đặc thù, huy động vốn phù hợp.

Bổ sung quy hoạch chi tiết về sản xuất theo hướng xây dựng cánh đồng lớn gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn, trước hết phục vụ nhu cầu dân sinh, sau đó là những công trình phục vụ sản xuất theo hướng ưu tiên, như công trình nước sạch; đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh môi trường nông thôn; trạm y tế; trường học; điện; đường giao thông; trung tâm văn hóa cộng đồng; chợ; thủy lợi; các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế cao... Tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, góp công, góp sức, huy động nguồn lực triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa và các công trình hạ tầng kinh tế xã hội khác

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các ngành công nghiệp dịch vụ, làng nghề và lao động xuất khẩu. Trong đó, ưu tiên đào tạo các ngành, nghề phù hợp theo nhu cầu xã hội. Hỗ trợ chuyển đổi nghề, chú trọng chuyển đổi nghề phi nông nghiệp.

PV: Trân trọng cảm ơn ông.

Hồng Luận (Thực hiện)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.