Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Mùa xuân trên bản Tô Quỳnh

Trong tiết trời xuân ấm áp, chúng tôi về bản Tô Quỳnh, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, hai bên đường là sắc thắm của những cánh hoa đào, trên các triền đồi là màu xanh bạt ngàn của cây ăn quả. Trên con đường bê tông kiên cố, bà con xúng xính trong bộ trang phục mới xuống chợ, không khí năm mới tràn ngập khắp vùng quê.

Hộ dân ở bản Tô Quỳnh, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu sửa nhà đón năm mới.

Đón chúng tôi trong nhà văn hóa bản được xây dựng khang trang, anh Lò Văn Uân, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, thông tin: Bản Tô Quỳnh thành lập trên cơ sở sáp nhập bản tái định cư Quỳnh Châu và bản Tô Buông. Bản Tô Quỳnh có 187 hộ, 728 nhân khẩu là đồng bảo dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun sinh sống. Bà con trong bản luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực phát triển kinh tế. Cả bản hiện nay có 106 ha cây ăn quả, sản lượng cả năm ước đạt 415 tấn quả các loại. Từ trồng cây ăn quả, cây lương thực, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên thu nhập ổn định, bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm, cả bản chỉ còn 9 hộ nghèo.

Năm 2007, gia đình anh Lò Hồng Phong từ xã Pắc Ma, huyện Quỳnh Nhai chuyển về tái định cư trên vùng đất mới Lóng Phiêng. Gia đình được bố trí 3.300 m2 đất ở và đất sản xuất. Anh Phong chia sẻ: Lúc mới chuyển đến nơi ở mới, chỉ quen với làm ruộng, đánh bắt cá tôm trên sông Đà, nên gia đình gặp nhiều khó khăn, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền và nhân dân sở tại, những khó khăn dần được khắc phục. Bà con sở tại coi chúng tôi như ruột thịt, truyền kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và chia sẻ cách làm miến dong thủ công để có thêm thu nhập. Nhờ đó, đời sống dần khá lên. Đặc biệt, mấy năm gần đây, gia đình tôi tập trung trồng mận, mỗi năm thu nhập gần 80 triệu đồng. So với quê cũ, nơi ở mới tốt hơn rất nhiều.

Tết này, gia đình ông Vì Văn Lớm được đón năm mới trong ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang, ông chia sẻ: Gia đình tôi và 25 hộ khác trong bản, nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Trong năm, được nhà nước quan tâm, hỗ trợ, di chuyển đến nơi ở an toàn, mỗi hộ được cấp 255m2 đất ở và hỗ trợ tiền dựng nhà. Mùa xuân thêm ấm áp khi con cháu về sum họp, đoàn tụ trong ngôi nhà mới. Cảm ơn nhà nước quan tâm, hỗ trợ, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.

Là một trong những người cao tuổi trong bản, bà Lò Thị Đấc, nói: Cuộc sống của người dân bản Tô Quỳnh đang đổi thay từng ngày, an ninh trật tự ổn định, bà con đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới, những con đường được trải bê tông, nhà nào cũng có điện, nước sinh hoạt đầy đủ, đi lại thuận tiện, con em được đi học trong ngôi trường khang trang, nhân dân có cuộc sống ấm no.

Người dân bản Tô Quỳnh chăm sóc đàn vật nuôi.

Cùng với việc tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, nhân dân bản Tô Quỳnh luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; các hủ tục lạc hậu từng bước được xóa bỏ; nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển. Năm 2023, bản Tô Quỳnh có 108 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó, có 81 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm liên tục; bản có 2 đội bóng chuyền, 2 đội văn nghệ thường xuyên tham gia biểu diễn tại các ngày hội, ngày lễ của bản của xã... Bên cạnh đó, bà con trong bản còn tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Một mùa Xuân mới đã về, bà con bản Tô Quỳnh cùng nhau đón Tết cổ truyền của dân tộc, gặp mặt anh em họ hàng cùng hân hoan kể về những thành quả thu được sau một năm lao động vất vả. Hy vọng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực vươn lên của bà con, cuộc sống của nhân dân vùng quê Tô Quỳnh ngày càng đổi mới, phát triển.

Bài, ảnh: Thu Trà
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    Kinh tế -
    Thực hiện chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp thực hiện giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy định, góp phần giúp các địa phương hoàn thiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
  • 'Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Mường Bang, nhiều hộ tự nguyện thoát nghèo

    Kinh tế -
    Xã Mường Bang mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp ba xã: Mường Bang, Mường Do và Mường Lang của huyện Phù Yên cũ với vị trí cách xa trung tâm và còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, đã có không ít hộ dân làm đơn tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức, ý chí vươn lên của nhân dân.
  • 'Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Sống xanh cùng điện năng lượng mặt trời

    Xã hội -
    Điện năng lượng mặt trời mái nhà đang ngày càng phổ biến tại các khu dân cư và đô thị, bởi tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ như giá mua điện ưu đãi và miễn giảm thuế đã khuyến khích thúc đẩy người dân tìm đến các giải pháp năng lượng sạch.
  • 'Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

    Xã hội -
    Chiềng Cơi là phường được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường Chiềng Cơi và các xã Chiềng Cọ, Hua La (cũ). Từ đầu tháng 6 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi ở các bản Nẹ Tở, Hùn, Hôm, Ót Luông, khiến 131 con lợn bị nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy, với tổng trọng lượng 4.273 kg. Cấp ủy, chính quyền phường đang khẩn trương khoanh vùng, dập dịch không để dịch bệnh lây lan diện rộng, giúp người dân yên tâm, phát triển chăn nuôi.
  • 'Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Tạ Khoa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

    Xã hội -
    Hướng tới Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, xã Tạ Khoa triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
  • 'Giữ vững ổn định thị trường

    Giữ vững ổn định thị trường

    Xã hội -
    Bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý vi phạm, chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, tiểu thương..., là những giải pháp trọng tâm mà Đội Quản lý thị trường số 4 đã và đang triển khai, để giữ vững sự ổn định của thị trường trên địa bàn các xã phụ trách.
  • 'Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Phòng chống cháy, nổ từ hàn cắt kim loại

    Alo 114 -
    Thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng liên quan đến hoạt động hàn, cắt kim loại, để lại những hậu quả thương tâm, thiệt hại về người và tài sản. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cảnh báo nhiều lần nhưng việc thợ hàn, cắt kim loại bất cẩn, chủ quan vẫn diễn ra, để lại những thiệt hại đáng tiếc.