Vụ xuân năm nay, huyện Quỳnh Nhai gieo cấy 870 ha lúa. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, nguồn nước thuận lợi, nông dân trong huyện đã huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, bảo đảm sản xuất đúng khung thời vụ.
Thời điểm này, nhân dân huyện Vân Hồ đang khẩn trương hoàn thành việc thu hoạch cây vụ đông để làm đất, chuẩn bị gieo trồng vụ xuân đảm bảo khung thời vụ.
Tận dụng lợi thế nguồn thực vật đa dạng, diện tích cây ăn quả lớn, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mở rộng quy mô nuôi ong mật, có thu nhập cao, góp phần xây dựng thành công thương hiệu tập thể Mật ong Sơn La.
Những năm gần đây, nông dân xã Đông Sang, huyện Mộc Châu tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào trồng tại địa phương. Trong đó, mô hình trồng dâu tây áp dụng khoa học kỹ thuật gắn với phát triển du lịch đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nông dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ vay vốn, tư vấn, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
Với mục tiêu sản xuất vụ xuân cho năng suất, sản lượng cao, ngành Nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm gieo cấy lúa xuân đúng khung thời vụ.
Ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại kèm sương muối cuối tháng 1 đầu tháng 2 vừa qua đã khiến nhiều vườn cà phê bản Muông Yên, bản Hôm, Chiềng Yên 2, xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La bị cháy khô. Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai các biện pháp giúp nhân dân phục hồi diện tích cà phê.
Hiện nay, nông dân xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, không còn nuôi trâu, bò theo hình thức thả rông như trước, mà tập trung phát triển trồng cỏ để nuôi trâu, bò nhốt chuồng hoặc bán chăn thả. Nhiều diện tích ruộng năng suất thấp và vùng đất trống đã được trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2019, huyện Phù Yên đã trồng thử nghiệm hơn 8 ha cây gai xanh tại các xã Tường Thượng, Gia Phù, Suối Tọ, Tân Lang. Đến nay, toàn huyện đã trồng 257 ha cây gai xanh giống AP1 tại 13/27 xã, thị trấn, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Xây dựng và nhân rộng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được các doanh nghiệp, chủ trang trại áp dụng nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường.
Hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững”, trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống của nông dân.
Xây dựng và nhân rộng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được các doanh nghiệp, chủ trang trại áp dụng nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường.
Thuận Châu là địa phương có nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp lớn, một số hộ dân đã tái sử dụng làm phân bón hữu cơ, nuôi trùn quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm… mang lại lợi ích kép, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Ngay sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, nông dân huyện Phù Yên đã khẩn trương bước vào sản xuất vụ lúa xuân. Trên cánh đồng Mường Tấc, nhân dân tập trung cày ải, làm đất, chăm sóc mạ, không khí lao động sản xuất thật hối hả.
Những năm qua, huyện Phù Yên đã tập trung nguồn lực từ các chương trình, dự án, đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; tăng cường công tác quản lý, điều tiết nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân trên địa bàn huyện Mường La đã khẩn trương làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa xuân. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong huyện đã chuẩn bị đầy đủ số lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con.
Ngay sau Tết Nguyên đán, trên khắp các cánh đồng của huyện Sốp Cộp nông dân đã khẩn trương ra quân làm thủy lợi, làm đất, gieo mạ... tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất vụ xuân đúng khung thời vụ, bảo đảm cho năng suất, sản lượng cao nhất.
Sau Tết, không khí ra quân đầu xuân tràn ngập trên đồng ruộng ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Nông dân nô nức xuống đồng sản xuất, bắt tay vào vụ sản xuất với mong muốn cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ.