Mai Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Năm 2022, sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đã duy trì phát triển một số vùng sản xuất tập trung; diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao được mở rộng, góp phần nâng cao tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Đại diện HTX Ara-tay Coffee (thứ 2 bên trái) nhận chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2022.

Khai thác tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Sơn đã phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; rà soát, xác định nhóm cây con chủ lực, xây dựng thương hiệu sản phẩm một số nông sản. Tổng diện tích gieo trồng của huyện trong năm 2022 đạt 49.158 ha, tăng 5,5% so với năm 2021, sản lượng lương thực có hạt đạt 74.250 tấn.

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Huyện có trên 11.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng trên 61.000 tấn; gần 1.000 ha cây trồng được lắp đặt hệ thống tưới chủ động, tưới tiết kiệm; 3.500 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; gần 1.100 ha cây trồng sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ; 2 vùng cà phê được công nhận ứng dụng công nghệ cao tại 18 bản thuộc xã Chiềng Ban, Chiềng Chung và Chiềng Dong, tổng diện tích 1.039 ha... Nhiều sản phẩm có thương hiệu, chất lượng đảm bảo đáp ứng thị trường trong và ngoài nước, phục vụ chế biến và xuất khẩu, nhiều diện tích cho thu nhập từ 300 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích phát triển sản xuất gắn với cơ sở chế biến, cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện có 5 nhà máy chế biến nông sản và 38 cơ sở chế biến nông sản. Các nhà máy chế biến liên kết tiêu thụ nông sản cho trên 10.000 hộ dân, tạo việc làm cho 650 công nhân; tiêu thụ cơ bản sản lượng cây công nghiệp trên địa bàn huyện với mức giá ổn định.

Bà Lò Thị Phiên, Chủ tịch UBND xã Phiêng Pằn, chia sẻ: Từ năm 2017 đến nay, xã đã vận động nhân dân liên kết với Công ty cổ phần Mía đường Sơn La trồng 535 ha mía nguyên liệu. Tham gia liên kết trồng mía, người dân được Công ty hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thỏa thuận giá thu mua cụ thể. Từ khi trồng mía, thu nhập trên cùng đơn vị diện tích tăng lên so với các loại cây trồng trước, vì vậy xã xác định cây mía là một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.

Lĩnh vực chăn nuôi dần từ nhỏ lẻ không tập trung sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Huyện đã phát động phong trào trồng cỏ hàng hóa gắn với phát triển đại gia súc; trong năm, đã phát triển được 2.030 con bò lai và bò địa phương; trồng mới 223,2 ha cỏ, nâng diện tích cỏ trên địa bàn lên 602 ha. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có trên 1,5 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.100 tấn.

Song song với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, huyện Mai Sơn đã tuyên truyền, vận động, triển khai chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế hợp tác, huy động nội lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước hình thành dịch vụ cung ứng thiết bị, vật tư tại chỗ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 177 HTX; trong đó có 159 HTX nông nghiệp, 18 HTX phi nông nghiệp.

HTX Ara-tay Coffee, xã Chiềng Chung có 14 thành viên đang canh tác 50 ha cà phê. Chị Cầm Thị Mòn, Giám đốc HTX, cho biết: Năm 2022, HTX đã thu mua, chế biến 60 tấn quả tươi của các hộ thành viên và hộ liên kết, sản xuất 2 dòng sản phẩm chính là cà phê Natural (cà phê tự nhiên) và cà phê Honey (cà phê mật ong), xuất bán ra thị trường khoảng 20 tấn cà phê nhân xanh Natural và cà phê nhân xanh Honey với giá từ 200.000 - 240.000 đồng/kg. Vừa qua, sản phẩm cà phê của HTX đã được công nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2022 và chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Phát huy những kết quả đã đạt được, huyện Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật. Hướng dẫn HTX, doanh nghiệp duy trì và phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ; phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung quy mô, khai thác tối ưu những lợi thế của địa phương tạo ra sản phẩm chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.