Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào tạo dựng từ lịch sử và mang tính quy luật

LTS-Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022 có hai hoạt động lớn là kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).

Đồng chí Thoongsavanh Phomvihane.
Đồng chí Thoongsavanh Phomvihane.

Nhân dịp này, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào phỏng vấn đồng chí Thoongsavanh Phomvihane (Thoong-xạ-vẳn Phôm-vi-hản), Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về quan hệ giữa hai nước. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Phóng viên: Theo đồng chí, Việt Nam và Lào đã có những thành tựu hợp tác nổi bật nào từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay?

Đồng chí Thoongsavanh Phomvihane: Tôi cho rằng, thành tựu nổi bật nhất giữa Lào và Việt Nam trong 60 năm qua, nhất là sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1962 đó là hai nước đã cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung để giành độc lập dân tộc và cùng tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước vào năm 1975.

Sau đó hai năm, chúng ta đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1977. Đây là dấu mốc lịch sử, là nền tảng vững chắc, là cơ sở pháp lý để củng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác đặc biệt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước cho đến ngày nay.

Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước trong những năm 80, mối quan hệ Lào-Việt Nam được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước chú trọng vun đắp và nâng lên tầm cao mới, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, xây dựng đất nước; đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi các cấp từ trung ương tới địa phương, góp phần phát huy nội lực, nâng cao vai trò, vị thế của mỗi nước ở khu vực và quốc tế.

Năm nay, chúng ta lại tiếp tục cùng nhau ghi dấu ấn lịch sử khi hai nước cùng nhau kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Đây cũng là một trong những kết quả nổi bật trong quan hệ Lào-Việt Nam, góp phần xây dựng Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào 2022 trở thành phong trào sôi nổi và có nội dung sâu sắc.

Phóng viên: Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động như hiện nay, Lào và Việt Nam có chiến lược gì để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của riêng mình, vừa cân bằng được lợi ích chiến lược song phương và giữ quan hệ hữu nghị bền chặt như hiện nay?

Đồng chí Thoongsavanh Phomvihane: Trong bối cảnh hiện nay, tình hình có nhiều phức tạp tác động tới quan hệ giữa các nước, cũng như quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh ấy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, hai nước Lào và Việt Nam là hai đất nước có mối quan hệ đặc biệt, được thể hiện trong Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác năm 1977.

Hai nước chúng ta đều là thành viên của cộng đồng quốc tế, là thành viên của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực như ASEAN. Tôi cho rằng, hai nước cần tiếp tục tăng cường phối hợp trên cơ sở đã thống nhất trong Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, trong đó tôn trọng chủ quyền, độc lập của nhau và lợi ích của mỗi bên. Chúng ta cũng tôn trọng các nguyên tắc, trong đó bao gồm cả nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Đối với chiến lược về quan hệ song phương, trong Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, Lào và Việt Nam đã thống nhất với nhau, trong đó có nhấn mạnh cùng nhau bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo đảm lợi ích của người dân, giữ gìn quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Những điều này không thể tách rời được.

Tôi cho rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước được tạo dựng có quy luật, có tính lịch sử, cho thấy, chúng ta đã cùng nhau vượt qua khó khăn và cần phải tích cực hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi với nhau để qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Phóng viên: Sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đóng góp như thế nào cho sự phát triển, tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua?

Đồng chí Thoongsavanh Phomvihane: Có thể khẳng định sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Ban Đối ngoại của hai Đảng có vai trò tiên phong, góp phần quan trọng vào xây dựng, vun đắp cho mối quan hệ Lào-Việt Nam trong suốt giai đoạn qua, cũng như hiện nay.

Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan tham mưu công tác đối ngoại cho Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, có sự hợp tác chặt chẽ với Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nghiên cứu, xác định đường lối, cũng như cơ chế hợp tác giữa hai Đảng; cùng nhau phối hợp trong công tác giám sát, kiểm tra và tổ chức triển khai các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước, cũng như hai Ban Đối ngoại.

Ngoài ra, hai Ban Đối ngoại còn là trung tâm điều phối tổ chức các hội thảo lý luận chính trị giữa hai Đảng, giúp cho cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý của Đảng, Nhà nước Lào tham gia nghiên cứu, trao đổi chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Việt Nam đạt kết quả tốt nhất.

Hằng năm, hai bên không chỉ thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi đoàn, mà còn phối hợp trao đổi thông tin tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cũng như công tác đối ngoại song phương và đa phương ở mỗi nước.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Thoongsavanh Phomvihane.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa ổn định, suy yếu và biến tính dần, kết hợp hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều trời nắng.
  • 'Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Ảnh -
    Lễ hội Hết Chá - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được nhân dân tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm. Đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Thái trắng; là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới.
  • 'Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã trên địa bàn tỉnh, dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay với những tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản, mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, “Thu gom rác thải tái chế” hay những ngôi nhà “Mái ấm tình thương”… Những mô hình đó là minh chứng sinh động cho vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Được tiếp thêm động lực và kiến thức cần thiết từ các lớp tập huấn, những hạt nhân văn nghệ quần chúng, các đội văn nghệ mẫu càng thêm hăng say luyện tập, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. 
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.