Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Mai Sơn

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản chất lượng, đảm bảo an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhận thức rõ điều này, huyện Mai Sơn đang tích cực nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.

 

Các sản phẩm nông sản an toàn của huyện Mai Sơn được giới thiệu rộng rãi trên thị trường.

 

Hát Lót là xã diện tích trồng cây ăn quả lớn của huyện Mai Sơn. Nếu như trước đây, hầu hết các hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ theo hướng tự phát và không tập trung, do đó, năng suất, sản lượng thấp, đầu ra của sản phẩm bấp bênh. Vụ nào, người nông dân cũng mất một khoản chi phí khá lớn mua thuốc BVTV diệt trừ sâu bệnh và cỏ dại. Để giải bài toán đó, nhiều hộ dân đã liên kết thành lập HTX, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Anh Vũ Xuân Thành, Giám đốc HTX Nông nghiệp sinh thái Nà Sản, cho biết: HTX thành lập tháng 4/2018, quy mô hơn 15 ha trồng cam đường canh, nhãn ghép, thanh long ruột đỏ, dâu tây và bưởi diễn. Ngay khi đi vào hoạt động, HTX đã khoanh vùng, trồng tập trung từng loại cây và chăm sóc cây trồng theo hướng sản xuất hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng công nghệ tưới phun cục bộ, phòng trừ sâu bệnh bằng vi sinh vật, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi giun quế, tạo nguồn phân hữu cơ. Đồng thời, đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm nông sản và liên kết với các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Bắc Giang... Toàn bộ các sản phẩm sau khi thu hoạch đã được HTX phân loại, sơ chế, dán tem mác, bán trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh theo hợp đồng, nên giá trị sản phẩm tăng cao. Năm 2019, HTX xuất bán ra thị trường gần 40 tấn thanh long, hơn 100 tấn nhãn, 25 tấn cam... thu trên 5 tỷ đồng.

 

Thực hiện chính sách của tỉnh về hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020, huyện Mai Sơn đã triển khai 7 mô hình trồng rau, quả tại 5 HTX với diện tích 30 ha và mô hình ủ 2.000 tấn phân hữu cơ tại 20 HTX trên địa bàn, tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ đồng. Hiện, các HTX tham gia mô hình đã được tập huấn các kiến thức về nông nghiệp hữu cơ và ký kết hợp đồng, cung ứng vật tư, phân bón, chế phẩm vi sinh với các đơn vị cung ứng; tổ chức thực hiện quy trình canh tác và hợp đồng với đơn vị tư vấn đánh giá chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

 

HTX dịch vụ nông nghiệp Ngọc Hoàng là một trong những HTX được huyện Mai Sơn chọn triển khai thí điểm mô hình đầu tiên về phát triển nông nghiệp hữu cơ, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX, chia sẻ: Mô hình sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ được triển khai tại HTX với quy mô 5 ha, 7 hộ tham gia. Vườn thanh long được áp dụng công nghệ tưới phun tự động có kiểm soát, lắp camera giám sát theo dõi quy trình chăm sóc, thu hái, có nhật ký ghi rõ việc và hình ảnh đi kèm. Ngoài ra, việc dùng các loại phân bón sinh học chăm sóc cây trồng, đảm bảo định lượng, thời gian cách ly. Ở đây, thành viên HTX và nông dân đã thực hiện “nói không với thuốc trừ cỏ và các thuốc hóa học, phân bón vô cơ”. HTX đã sử dụng phân ủ từ men vi sinh với phế phẩm nông nghiệp, đây là hướng phát triển nông nghiệp bền vững được HTX xác định áp dụng lâu dài và tiến tới phát triển quy mô trên diện rộng.

 

Với trên 93.000 ha đất nông nghiệp, Mai Sơn là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ. Qua đó, từng bước giúp người nông dân thay đổi nhận thức và tập quán chuyển từ sản xuất sử dụng phân hóa học sang sản xuất sử dụng phân sinh học, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, từng bước hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.