Pú Tậu mong có đường, điện và nước sinh hoạt

Bản Pú Tậu, xã Phiêng Cằm (Mai Sơn) có 50 hộ, 270 nhân khẩu của đồng bào dân tộc Mông, đây là bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 80%. Nhiều năm nay, cuộc sống của người dân còn bị bó hẹp bởi đường giao thông khó khăn và chưa có nước sinh hoạt, điện lưới quốc gia.

Một góc bản Pú Tậu.

             

Để đến Pú Tậu có hai tuyến đường, chúng tôi chọn đi đường tắt từ quốc lộ 4G thuộc địa phận xã Chiềng Mai, thay vì đến trung tâm xã Phiêng Cằm, rồi đi tiếp 20 km nữa mới đến bản. Tuyến đường này rất khó đi, nhưng bù lại, chỉ dài hơn 15 km. Mặc dù rất cẩn thận, nhưng chúng tôi vẫn không tránh khỏi ngã xe, vì đất đá gồ ghề, nhiều đoạn dốc dựng đứng. Đến đỉnh dốc cao gần bản nhìn xuống, trước mắt chúng tôi là mấy chục hộ dân nằm rải rác theo các sườn đồi. Sau vài giờ chờ đợi, anh Sùng A Chỏ, Bí thư chi bộ bản mới đi làm nương về. Anh Chỏ nói: Mặc dù chỉ có 50 hộ, nhưng bản lại chia làm 3 nhóm dân cư. Cả hai tuyến đường vào bản đều rất khó đi, nhất là vào mùa mưa. Chúng tôi cũng đã thấy có đoàn vào khảo sát 3, 4 lần, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có đường. Công trình nước sinh hoạt của bản được xây dựng vào năm 2006, sau gần 5 năm đưa vào sử dụng đã hư hỏng, từ đó đến nay bà con luôn thiếu nước sinh hoạt. Vào mùa khô, chỉ có một vài hộ ở gần nguồn nước có điều kiện mua đường ống dẫn nước về nhà, nhưng nguồn nước này cũng đang trong tình trạng cạn kiệt, còn những hộ ở xa hằng ngày vẫn phải dùng xe máy chở nước về dùng. Chúng tôi đã kiến nghị tại các hội nghị tiếp xúc cử tri ở bản, nhưng  công trình vẫn chưa được sửa chữa. Bên cạnh đó, ở bản có tới 70% người mù chữ, việc học hành của con trẻ còn nhiều bất cập, bởi ngoài giao thông đi lại khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, thì bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Từ nhiều năm nay, cả bản chỉ vài hộ dùng điện nước, đèn năng lượng, nhưng cũng không đủ thắp sáng. Trong bản chẳng nhà nào có đài, ti vi, chỉ có vài người dùng điện thoại, nhưng mỗi lần hết pin thì phải sang tận bản bên cách đó vài cây số để sạc nhờ.

             

Tìm hiểu được biết, những người dân ở đây luôn mong muốn có điều kiện để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nhưng giao thông khó khăn, không có điện thì những sản phẩm làm ra cũng khó tiêu thụ. Đất bạc màu không trồng được ngô, cả bản chỉ có 80 ha sắn, nhưng giá bán cũng bằng một nửa ở ngoài trung tâm. Ngoài ra, bản có 8 ha lúa nước, khoảng 30 ha lúa nương, vài ha cà phê, nhưng năng suất rất thấp. Trưởng bản Sùng A Danh cho biết: Đất ở đây có thể trồng được cây ăn quả, nhưng do thiếu nước sản xuất, nên người dân chỉ trồng sắn thôi; mỗi nhà cũng có vài con gà, lợn, hoặc từ 1 đến 2 con trâu, bò, nhưng khó có thể phát triển thành đàn được. Thời gian qua, huyện đang hỗ trợ 10 hộ nghèo thực hiện trồng mận theo Chương trình 135, nhưng cũng rất khó khăn vì thiếu nước tưới.

             

Không có điện lưới quốc gia, không có công trình nước sinh hoạt, thiếu nước sản xuất, giao thông đi lại khó khăn, nên đời sống của người dân ở Pú Tậu vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp. Rất mong các cấp, các ngành, chính quyền địa phương sớm đầu tư xây dựng các công trình cho bản, giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế, tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.