Nhiều giải pháp thu hút đầu tư ở huyện Mai Sơn

Là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, huyện Mai Sơn có quốc lộ 6 đi qua và giáp với thành phố Sơn La. Với vị trí địa lý thuận lợi, diện tích tự nhiên rộng, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến nông sản dồi dào, đa dạng, như: Cà phê, mía, cây ăn quả; người dân có kinh nghiệm sản xuất... là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư vào địa bàn.

Công nhân vận hành thiết bị chế biến cà phê tại Công ty cổ phần Phúc Sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng hoạt động thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, huyện Mai Sơn đã xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu phấn đấu: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 13.500 tỷ đồng (bình quân 2.700 tỷ đồng/năm). Trong đó, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách phấn đấu tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2016-2020; bình quân mỗi năm thu hút 5-6 dự án. Hình thành các khu đô thị gắn với phát triển dịch vụ, phấn đấu đến năm 2025, thu hút đầu tư xây dựng 1 trung tâm thương mại gắn với phát triển đô thị; 2 khu đô thị đồng bộ về hạ tầng; xây dựng 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, gắn với phát triển du lịch (vùng xoài, vùng na, vùng cà phê, vùng nhãn)...

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, huyện Mai Sơn đã triển khai phần mềm Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, áp dụng cho 13 lĩnh vực, với 311 thủ tục hành chính; thành lập tổ công tác gồm các đơn vị liên quan phối hợp với các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, tuyên truyền, vận động, giải phóng mặt bằng; giải quyết khó khăn, vướng mắc về hồ sơ với các sở, ngành của tỉnh để cấp phép đầu tư và giao đất.

Điều đáng mừng đã có nhiều đơn vị doanh nghiệp đầu tư tại huyện Mai Sơn, như: Nhà máy gạch Mường Bon, thuộc Công ty cổ phần gạch Mai Sơn, công suất 40 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư 68 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ tự động đầu tiên trên địa bàn tỉnh; Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, nhà xưởng, công nghệ tiên tiến, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa. Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, chia sẻ: Với mong muốn cung cấp cà phê Arabica Sơn La cho thị trường trong nước và xuất khẩu, sau khi tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện và nhận thấy tại đây có nguồn nguyên liệu dồi dào, cùng với sự hỗ trợ tạo điều kiện của tỉnh và huyện, Trung bình mỗi năm, Công ty thu mua 11.000 tấn cà phê tươi; tiêu thụ, xuất khẩu gần 3.500 tấn cà phê nhân, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động trực tiếp và 40 lao động gián tiếp với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.

Ông Vũ Tiến Đĩnh, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 59 dự án thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, dịch vụ - thương mại, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chiến biến... Đến nay, có 37 dự án hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh; 19 dự án đang triển khai hoàn thiện các bước thủ tục đầu xây dựng. Việc thực hiện các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo việc làm cho trên 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo kế hoạch đến năm 2025, huyện Mai Sơn tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị mới có kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ. Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt phát huy sự tham gia của khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế khác trong phát triển hạ tầng kỹ thuật; đầu tư các công trình hạ tầng đô thị gắn với phát triển đô thị, nâng tỷ lệ đô thị hóa. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy mô tập trung; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện theo chuỗi giá trị gắn với hệ thống cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản tươi sau thu hoạch. Thu hút phát triển du lịch gắn với khai thác tiềm năng nông nghiệp, khí hậu, bản sắc văn hóa, con người...

Mai Sơn đã đề ra các nhóm giải pháp về: Quy hoạch, kế hoạch; thực hiện cơ chế, chính sách; hỗ trợ, xúc tiến đầu tư; đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mai Sơn; bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án; tăng cường các hoạt động quản lý của Nhà nước; nguồn nhân lực và thủ tục hành chính... Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về tiềm năng, thị trường và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư trong thực hiện các dự án đầu tư; kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoàn thiện các thủ tục theo quy định cho các nhà đầu tư; thực hiện hỗ trợ đối với các dự án thu hút đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê của Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La.

Với những tiềm năng, lợi thế của địa phương, việc thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng công nghệ mới và có phương án bảo vệ môi trường hiệu quả trong quá trình sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.