Người làm khèn Mông ở bản Phát Nam

Ông Hờ A Cở, ở bản Phát Nam, xã Chiềng Sung (Mai Sơn) được biết đến là người làm khèn Mông giỏi, những cây khèn do ông làm được người Mông ở nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc đặt mua. Việc làm những chiếc khèn Mông không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.

Ông Hờ A Cở, bản Phát Nam, xã Chiềng Sung (Mai Sơn) chế tác khèn Mông.

Năm nay hơn 50 tuổi, ông Cở đã có hơn 30 năm làm khèn Mông. Từ ngày còn nhỏ, khi mới hơn 10 tuổi ông đã yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc Mông, năm 13 tuổi ông đã biết thổi thành thạo khèn Mông. Ông đã tự mày mò, tìm hiểu cách làm khèn. Sau gần 3 năm, với nhiều lần thất bại, cuối cùng ông cũng làm được chiếc khèn đầu tiên. Từ đó đến nay, vừa làm, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, những cây khèn do ông làm ra hình thức ngày càng đẹp, âm thanh chuẩn, những người đã thổi khèn của ông đều rất thích, dần dần có nhiều người tìm đến tận nhà ông để mua khèn.

Quan sát trong ngôi nhà gỗ của gia đình ông Cở, đâu đâu cũng thấy những dụng cụ, đồ nghề, vật liệu để làm khèn, có gần chục cây khèn đã làm xong được ông Cở treo lên vách, cây nào cũng được trau chuốt, sáng bóng. Qua câu chuyện với ông Cở được biết, khèn của ông làm có 3 cỡ: loại 1, cây khèn dài 1 mét bán với giá 3,5 triệu đồng/cây; loại 2, dài 1,25 mét, giá 4,5 triệu đồng/cây; loại 3, dài 1,5 mét, giá 5 triệu đồng/cây. Trước đây, khi làm xong, ông phải tự dùng xe máy chở đi bán rong, vất vả, nhưng bán được rất ít. Những năm gần đây, được con cháu hướng dẫn cho cách bán khèn qua các trang mạng xã hội facebook, zalo... nên nhiều người đã đặt mua khèn qua mạng và thanh toán qua tài khoản. Từ khi bán khèn qua mạng, những cây khèn của ông được nhiều người Mông trong và ngoài tỉnh biết đến và đặt mua, khèn ông làm ra không đủ để bán. Đặc biệt, khèn của ông còn được người Mông ở các nước ngoài, như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc... đặt mua. Ông Cở cho biết: Trung bình một tháng, nếu chăm chỉ có thể làm được 5 cây khèn hoàn chỉnh, các loại cỡ tùy theo khách yêu cầu, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vật liệu để làm khèn rất khó tìm, thân khèn phải làm bằng gỗ thông hoặc pơ mu, ống thì chọn cây trúc già, thẳng, đẹp, nhiều khi khách đặt nhiều mà không có vật liệu để làm. Đặc biệt, để có âm thanh chuẩn thì việc làm lưỡi đồng mất khá nhiều thời gian, phải pha các loại đồng với nhau cho thích hợp thì khi thổi, âm thanh mới trong và vang. Với nghề làm khèn, không những giúp gia đình có thu nhập ổn định, mà còn góp phần giới thiệu sản phẩm khèn Mông đến các dân tộc khác, các vùng miền khác.

Hiện nay, ngoài việc làm khèn để bán, ông Cở còn tích cực tìm hiểu và làm các loại nhạc cụ khác của dân tộc Mông. Không những thế, ông còn truyền dạy, hướng dẫn cho con cháu cách thổi khèn, làm khèn, với mong muốn con cháu sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

A Trứ
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.