Khó khăn trong thực hiện tiêu chí nông thôn mới ở Chiềng Nơi

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Chiềng Nơi (Mai Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10) và tiêu chí hộ nghèo (tiêu chí số 11) song chưa mang lại hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn trên 73%, thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức yêu cầu của xã đạt chuẩn nông thôn mới. Con số này phần nào phản ánh những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã hiện nay.

Thi công tuyến đường liên xã Phiêng Cằm - Chiềng Nơi (Mai Sơn).

Là xã vùng 3 của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện 110 km, Chiềng Nơi hiện có 15/15 bản đặc biệt khó khăn, với trên 1.100 hộ, hơn 5.500 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú cùng chung sống. Xã có 18/54 ha đất ruộng trồng 2 vụ lúa/năm, còn lại bà con trồng 1 vụ, năng suất chỉ đạt 2 tấn/ha. Bên cạnh đó, khí hậu khắc nghiệt gây ra nhiều thiệt hại cho nông nghiệp, đợt hạn hán kéo dài đầu năm nay làm cho 115 ha lúa, ngô, sắn, y dĩ gieo trồng lần đầu không nảy được mầm, bà con trong xã phải gieo trồng lại diện tích này, vừa tăng chi phí sản xuất vừa chậm so với khung thời vụ. Mặt khác, do trình độ dân trí thấp, bà con chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu trồng ngô, sắn, lúa nương trên đất dốc bạc màu, năng suất thấp. Bên cạnh đó, hệ thống đường giao thông liên bản, liên xã khó khăn, nhất là vào mùa mưa, cả 3 tuyến đường vào trung tâm xã, đường bị sạt lở, lầy lội, ra - vào xã rất vất vả; toàn xã mới bê tông hóa được hơn 1 km đường nội bản Huổi Sàng, còn lại là đường đất, gây nhiều cản trở trong sinh hoạt và lưu thông, trao đổi hàng hóa của người dân.

Để tăng mức thu nhập, thời gian qua, xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp đó chỉ dừng lại ở việc giúp người dân có thêm nguồn thu nhập để cải thiện phần nào cuộc sống, chứ chưa thực sự phát huy được hiệu quả nâng mức thu nhập theo đúng tiêu chuẩn. Đồng chí Giàng A Pụa, Chủ tịch UBND xã Chiềng Nơi thẳng thắn chia sẻ: Nhiều tiêu chí nông thôn mới sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là tiêu chí số 10 và 11, bởi khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã có xuất phát điểm thấp, với khởi đầu có 1/19 tiêu chí đạt chuẩn. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, cần có thời gian và nguồn kinh phí lớn, trong khi nguồn lực đầu tư từ các nguồn ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, khả năng huy động nguồn vốn xã hội hoá khó khăn.

Là 1 trong những bản nghèo nhất xã, cách trung tâm xã 20 km đường đất, bản Nà Phặng có 71/79 hộ nghèo. Trưởng bản Quàng Văn May trăn trở: Cuộc sống của các hộ dân trong bản trông chờ vào hơn 50 ha sắn, 15 ha lúa nương, nhưng cho năng suất thấp, giá cả lại bấp bênh, thường bị các tư thương ép giá do chi phí vận chuyển cao. Cùng với đó, bản chưa có điện lưới Quốc gia, các hộ dân lại sống thưa thớt, vì vậy việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo, nâng cao thu nhập gặp nhiều khó khăn. Bà con bản Nà Phặng rất mong Nhà nước sớm đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với điều kiện thực tế của bản để phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Trao đổi về giải pháp thực hiện 2 tiêu chí thu nhập và hộ nghèo ở địa phương, đồng chí Giàng A Pụa, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Để tháo gỡ khó khăn này, chính quyền xã đã đề ra các giải pháp đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp canh tác không hiệu quả sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn như: Xoài, nhãn... Tại bản Nhụng Trên, Bằng Ban đã có 50 hộ đang trồng thử nghiệm 30 ha cây nhãn, nếu hiệu quả, xã sẽ nhân rộng và hỗ trợ cho người dân giống để chuyển đổi một phần diện tích ngô, lúa nương năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây ăn quả. Xã còn phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho các hộ dân vay vốn đầu tư sản xuất; chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể của xã tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...

Hiện, người dân xã Chiềng Nơi rất mong tuyến đường liên xã Phiêng Cằm - Chiềng Nơi dài gần 30 km đang được đầu tư xây dựng sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Đây là điều kiện để việc giao thương hàng hóa và đi lại của nhân dân thuận lợi hơn. Đặc biệt, cuối năm nay, việc xây dựng, lắp đặt đường điện lưới quốc gia cho 3 bản Huổi Do, Pá Hốc, Nà Phặng sẽ hoàn thành, tạo điều kiện giúp người dân ổn định cuộc sống. Cùng với đó, xã tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, giúp người dân trong xã giảm nghèo bền vững.

Năm 2019, xã Chiềng Nơi phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 70%. Để thực hiện được mục tiêu này, xã tiếp tục vận động nhân dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng lợi thế ở địa phương để phát triển kinh tế. Song trong quá trình thực hiện các tiêu xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tiêu chí hộ nghèo và thu nhập, xã rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; lựa chọn giống cây, con phù hợp với điều kiện của địa phương; quan tâm đào tạo nghề cho lao động địa phương gắn với giải quyết việc làm tại chỗ... Dù gian nan, nhưng người dân Chiềng Nơi quyết tâm xóa đói, giảm nghèo để có cuộc sống no ấm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.