Đưa điện về nông thôn

Năm 2021, huyện Mai Sơn dự kiến cấp điện cho 842 hộ thuộc 7 xã (Chiềng Chung, Chiềng Lương, Chiềng Sung, Nà Ớt, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Phiêng Cằm). Để đạt được mục tiêu, huyện đã phối hợp với cơ quan chức năng, nhà thầu triển khai 3 gói thầu của Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020, tổng mức đầu tư 61 tỷ đồng, xây dựng 27 trạm biến áp, hơn 95 km đường dây trung và hạ thế, lắp đặt 1.370 công tơ điện một pha điện tử một pha. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các đơn vị thi công dự án, phấn đấu cấp điện nông thôn trước Tết Dương lịch năm 2022.

Là một trong 7 xã được hưởng lợi từ Dự án cấp điện nông thôn, xã Chiềng Kheo có 6 bản với hơn 250 hộ được đầu tư thuộc gói thầu W32 cấp điện cho các xã Chiềng Kheo, Chiềng Dong, Phiêng Pằn. Công trình do liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Đức Lợi - Công ty TNHH Phúc Thịnh Tây Bắc thi công. Quy mô xây dựng 9 trạm biến áp, hơn 28,5 km đường dây trung thế, gần 24 km đường dây hạ thế và lắp đặt 444 công tơ một pha.

           

Công nhân Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Minh thi công công trình điện nông thôn tại bản Ít Hò, xã Chiềng Chung (Mai Sơn).

           

Anh Hoàng Văn Loan, Trưởng bản Buốt Văn, xã Chiềng Kheo, chia sẻ: Bản có 180 hộ, trong đó 86 hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia, còn gần 100 hộ chưa có điện. Bản đã họp bàn, thống nhất vận động các hộ hiến đất, trích quỹ của bản hỗ trợ hoa màu cho các hộ, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

           

Dự án được nhân dân đồng thuận, việc giải phóng mặt bằng thi công thuận lợi, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, khan hiếm vật tư và việc vận chuyển khó khăn. Ông Đinh Khắc Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Phúc Thịnh Tây Bắc, cho biết: Công ty đã chỉ đạo các tổ thi công đúc móng, dựng cột, khi đủ vật tư thì lắp đặt. Đồng thời, tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, doanh nghiệp đã tăng cường nhân lực, chia ca thi công liên tục 3 ca/ngày nhằm đảm đảm tiến độ. Đến nay, Công ty đã hoàn thành khoảng 40% khối lượng thực hiện của gói thầu W32. Dự kiến, chỉ khoảng 1 tháng nữa sẽ hoàn thành thi công, đóng điện để bà con được sử dụng điện lưới quốc gia.

           

Bản Ít Hò, một trong 2 bản đồng bào dân tộc Mông chưa được sử dụng điện lưới quốc gia của xã Chiềng Chung. Các vị trí đặt cột điện đã được giải phóng mặt bằng, tập kết vật tư, vật liệu sẵn sàng lắp đặt kéo điện lưới quốc gia về bản. Đây là hạng mục thuộc gói thầu W31 cấp điện nông thôn cho 2 xã Chiềng Lương và Chiềng Chung, quy mô xây dựng 7 trạm biến áp, hơn 33 km đường dây trung thế và hạ thế, với 326 công tơ một pha. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Minh thi công. Ông Nguyễn Tuấn Chung, cán bộ kỹ thuật công ty, thông tin: Được sự đồng thuận cao của nhân dân địa phương, các hạng mục được triển khai thi công từ tháng 9, hiện đã hoàn thành 50% khối lượng. Dự kiến trong tháng 11, Công ty đã có thể hoàn thành thi công cấp điện cho nhân dân đón Tết Nguyên đán.

           

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Đến nay, Dự án cấp điện nông thôn đã hoàn thành cấp điện cho 4 bản, với hơn 150 hộ thuộc các xã Chiềng Sung, Nà Ớt và Phiêng Cằm. Huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, bản tập trung tuyên truyền, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công.

           

Dự kiến đến hết năm nay, các công trình đầu tư điện lưới nông thôn hoàn thành, nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lên 97,7%, tăng 2% so với năm 2020. Các công trình điện khi hoàn thành sẽ đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân cùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.