An toàn sản xuất, kinh doanh tại các nhà máy

Hiện nay, huyện Mai Sơn có 13 nhà máy sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng và một số sản phẩm khác với trên 1.000 lao động. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng các đơn vị vẫn quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa duy trì sản xuất an toàn, vừa tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Tại Khu công nghiệp Mai Sơn hiện có 5 nhà máy đang hoạt động sản xuất, kinh doanh gồm: Nhà máy chế biến nông sản BHL Sơn La; nhà máy chế biến lâm sản Thanh Nhung; nhà máy sản xuất gạch không nung; Trạm chiết nạp gas Petrolimex Sơn La; nhà máy nhũ tương nhựa đường Bachchambard. Các nhà máy vẫn đang hoạt động, bảo đảm việc làm cho khoảng 250 lao động hầu hết là người địa phương. Các doanh nghiệp đã ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

           

Công nhân Công ty cổ phần Mía đường Sơn La bảo dưỡng máy móc phục vụ sản xuất.    

           

Ông Lò Thanh Thảo, Giám đốc Chi nhánh Gas Petrolimex Sơn La nói: Các khách hàng đến giao dịch đều phải dừng ngoài cổng, khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt, nếu đảm bảo các điều kiện mới được phép vào. Tại Trạm nạp Gas Petrolimex cũng bố trí riêng một phòng trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế cơ bản, sẵn sàng cách ly người lao động khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở trong thời gian chờ các cơ quan y tế đến.

           

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, huyện thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp cập nhật, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới. Xây dựng phương án cụ thể đảm bảo sản xuất kinh, doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Mai Sơn, cho biết: Huyện đã đồng hành cùng các doanh nghiệp rà soát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất theo Quyết định số 70/QĐ-BCĐ, ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh về hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc trong các cơ sở lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện ký cam kết đầy đủ, đảm bảo an toàn theo quy định.

           

Tại Nhà máy mía đường Sơn La (Công ty cổ phần Mía đường Sơn La), dù 1 tháng nữa mới bắt đầu sản xuất, nhưng ở đây đã có gần 100 công nhân thực hiện bảo dưỡng máy móc, nâng cấp dây chuyền sản xuất. Đi thăm một vòng nhà máy, các công nhân đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đeo khẩu trang, không tập trung quá 10 người tại một khu vực. Anh Phạm Văn Duyến, Tổ trưởng Tổ hóa chế Nhà máy, thông tin: Tổ có 14 công nhân thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc, nâng cấp dây chuyền chế biến, mọi người đều thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống dịch bệnh. Phấn đấu đến cuối tháng 10 sẽ bàn giao tất cả các hạng mục để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.

           

Xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Thanh Nhung, Khu Công nghiệp Mai Sơn.   

Ảnh: PV

           

Trao đổi về công tác phòng chống dịch, bệnh, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Nhà máy mía đường Sơn La, cho biết: Công ty đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và lập kế hoạch ứng phó dịch bệnh; đồng thời, giao bộ phận y tế thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cán bộ, công nhân, người lao động, thực hiện kiểm soát người ra vào Nhà máy đảm bảo môi trường làm việc an toàn.

           

Đến nhà máy cà phê của Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, bản Mạt, xã Chiềng Mung đúng lúc giao ca làm việc. Công tác kiểm soát y tế được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khu vực cổng vào. Thông điệp “5K” của Bộ Y tế đã được doanh nghiệp in, dán tại nhiều vị trí từ cổng vào đến khu sản xuất để mỗi người lao động dễ đọc và ý thức được trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch. Ông Lại Văn Hiền, Giám đốc kỹ thuật Công ty, cho biết: Nhà máy bắt đầu vụ sản xuất từ 28/8. Hiện, có khoảng 40 công nhân làm việc trực tiếp và 20 cán bộ nhân viên làm việc gián tiếp. Công suất chế biến của nhà máy khoảng 16 tấn/ngày, vì vậy mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải chở cà phê từ các nơi về. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Công ty thực hiện sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ. Tất cả cán bộ, công nhân và khách hàng đến giao dịch phải thực hiện sát khuẩn, đo thân nhiệt, khai báo y tế và đeo khẩu trang.

           

Với quyết tâm khôi phục sản xuất, không ngưng trệ, đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng tại các nhà máy, khu công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong tình hình dịch diễn biến phức tạp, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn huyện, còn rất cần ý thức, trách nhiệm của mỗi công nhân, người lao động tại các đơn vị, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 để sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trạng thái bình thường mới.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.