Tưới nước bằng phương pháp tiên tiến, tưới đúng thời điểm, đủ, đúng cách là những giải pháp đang được các hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Yên Châu áp dụng khi bước vào mùa khô.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển công văn, thư, báo, bưu kiện, bưu phẩm, Bưu điện tỉnh chú trọng khai thác các dịch vụ mới, thực hiện quản lý, phân công giao việc theo phương châm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng.
Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Để thực hiện thành công các mục tiêu này, ngành ngân hàng - trong đó có các ngân hàng thương mại, được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong, trở thành đòn bẩy để phát huy, khai thác tiềm năng, cơ hội, tạo xung lực mới trong phát triển đất nước.
Với lợi thế trên 263 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình, xã Tương Tiến, huyện Phù Yên khuyến khích nhân dân nuôi thủy sản, mở rộng nuôi cá thương phẩm, tăng thêm thu nhập.
Thành phố Sơn La - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh đang có những bước phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư hiện đại, kết hợp với xu hướng chuyển đổi số, giúp nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, kích cầu sản xuất và tiêu dùng.
Mai Sơn vùng trọng điểm cây ăn quả lớn nhất tỉnh, thời điểm này, những vườn xoài, bưởi đang đồng loạt bung hoa nở rộ. Đồng hành với nông dân, đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn thường xuyên bám cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây thời kỳ ra hoa, đậu quả.
Thời điểm này, những vườn mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu bước vào thời kỳ đậu quả, tranh thủ tiết trời ấm áp, nông dân đang chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước và nhất là phòng trừ sâu bệnh cho cây mận, nâng cao tỷ lệ đậu quả, hướng đến vụ bội thu.
Cây na ở tỉnh ta trồng tập trung chủ yếu tại thị trấn Hát Lót, các xã Cò Nòi, Nà Bó, Chiềng Lương của huyện Mai Sơn với tổng diện tích hơn 600 ha. Trong đó, vùng sản xuất na ứng dụng công nghệ cao có quy mô 306,4 ha của huyện Mai Sơn, là 1 trong 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh được các hộ nông dân sản xuất với sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, có 14 bản, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã ở mức cao 42%. Nỗ lực vươn lên, Đảng bộ, chính quyền đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phấn đấu hết năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo xuống còn dưới 20%.
“Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm” và “Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm; cùng hưởng lợi” là nguyên tắc hoạt động của mô hình nuôi lợn nái sinh sản, hoạt động theo nguyên tắc “5 tự, 5 cùng” của Chi hội nghề nghiệp, Hội Nông dân xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên.
Đến thăm những mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế của các hộ nghèo được vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu, cảm nhận được việc thay đổi nhận thức của người dân trong tư duy phát triển kinh tế, bà con sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đây là kết quả của sự quan tâm giám sát các chương trình cho vay, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Yên Châu là một trong những huyện có diện tích trồng xoài lớn của tỉnh, với 3.283 ha các loại, gồm: 3.022 ha xoài GL4, 261 ha xoài địa phương, tổng sản lượng trên 14.300 tấn.Thời điểm này, xoài đang trong giai đoạn ra hoa, các HTX và hộ trồng xoài tập trung chăm sóc mùa vụ mới.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, đã phát triển các loại cây có lợi thế, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.
Vụ xuân năm nay, huyện Vân Hồ phấn đấu gieo cấy gần 700 ha lúa. Đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương khai thác, vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi”, các cấp hội người cao tuổi đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Điểm buôn bán gia súc ở bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu được hình thành từ lâu. Trước đây, hoạt động nhỏ lẻ, nhưng nay do nhu cầu mua bán trâu, bò tăng cao nên điểm bán này diễn ra khá sôi động.
Phát huy vai trò kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế địa phương, thành phố Sơn La luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các HTX đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Phiêng Khoài có trên 2.000 ha mận, là địa phương có diện tích trồng mận lớn nhất ở Yên Châu, sản lượng quả hằng năm đạt trên 20.000 tấn. Những ngày này, người trồng mận hậu nơi đây đang tất bật thu hoạch mận sớm trong niềm vui, phấn khởi khi giá bán cao.
Hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu... đó là cách làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.