Thuận Châu tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Thuận Châu đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững cho nhân dân.

Nhân dân xã Muổi Nọi thu hoạch cà phê. Ảnh: Nguyễn Thư

Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, huyện đã đầu tư 27,4 tỷ đồng hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 645 hộ nghèo, hỗ trợ nhà ở cho 170 hộ nghèo, đầu tư 5 công trình nước sinh hoạt tập trung, phê duyệt danh sách 390 hộ nghèo thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Đầu tư gần 45 tỷ đồng hỗ trợ bảo vệ rừng với diện tích gần 16,3 ha, hỗ trợ khoanh nuôi trên 30 ha rừng tái sinh, hỗ trợ khoán bảo vệ hơn 4.200 ha rừng đặc dụng và phòng hộ, thực hiện trồng trên 361 ha rừng sản xuất. Đầu tư gần 126 tỷ đồng xây dựng 43 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường, lớp học, các công trình hạ tầng quy mô nhỏ; duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã khó khăn. Xây dựng 1 trường THCS, với tổng trị giá gần 25 tỷ đồng; đầu tư gần 2 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp 1 nhà văn hóa, hỗ trợ trang thiết bị cho 45 nhà văn hóa của các bản đặc biệt khó khăn. Đầu tư trên 88 tỷ đồng xây dựng 11 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cấp trang thiết bị cho 13 nhà sinh hoạt cộng đồng các bản có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Bên cạnh đó tổ chức 18 lớp đào tạo nghề cho 540 lao động; mở 2 lớp xóa mù chữ cho 137 học viên;  rà soát, phê duyệt danh sách 646 đồng bào dân tộc La Ha được hỗ trợ phát triển sản xuất...

Ông Đinh Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai sâu rộng công tác này với nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện chương trình... nhằm giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Huyện đã thành lập các tổ công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo sử dụng nguồn vốn ngân sách đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ. Từ năm 2022 đến nay, hai tổ công tác của huyện đã kiểm tra, giám sát 20 cuộc; huy động sự tham gia giám sát của nhân dân, tránh lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án, nhất là các công trình đầu tư xây dựng bảo đảm triển khai đúng quy định, chất lượng và tiến độ thi công, góp phần mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Mô hình nuôi cá lồng của nhân dân xã Liệp Tè. Ảnh: Nguyễn Thư

Mường Bám là một trong những xã khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của huyện Thuận Châu. Những năm qua, xã đã đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, tập trung đầu tư xây dựng dự án, công trình, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Ông Lò Tiến Văn, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Xã luôn quan tâm công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và cho vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; huy động các nguồn lực, các nguồn vốn thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Tích cực hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nâng cao chất lượng, sản phẩm; giới thiệu, tạo việc làm. Trong giai đoạn 2023 - 2025, xã được hỗ trợ gần 1,1 tỷ đồng đầu tư sửa chữa, xây dựng 140 nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, đã hoàn thành 1 nhà, làm mới 15 nhà, đang làm mới 5 nhà.

Mô hình trồng khoai sọ ở xã Nậm Lầu. Ảnh: Nguyễn Thư

Với sự chỉ đạo sát sao của huyện, đến nay, tỷ lệ giảm hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 6,85%, vượt 4% so kế hoạch; tỷ lệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tiểu học, THCS đến trường đạt 99%. Việc hoàn thành một số chỉ tiêu đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Thuận Châu tập trung đôn đốc triển khai có hiệu quả nguồn vốn, nội dung đầu tư có trọng điểm; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức trong triển khai chương trình. Tăng cường vận động các nguồn lực ngoài ngân sách, các doanh nghiệp. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cơ quan giám sát, cộng đồng trong thực hiện chương trình... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.