Phấn đấu khai thác và chế biến 4.750 tấn sản phẩm cao su

Ngày 14/2, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023. Dự hội nghị có lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành và các huyện trong quy hoạch trồng cây cao su của tỉnh.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc cho Công ty cổ phần Cao su Sơn La.

Năm 2022, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã đưa vào khai thác 4.563 ha cây cao su trong tổng số 5.471 ha cây cao su đã trồng. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn, vướng mắc và thiếu lao động, nên thực tế chỉ khai thác 3.859 ha, sản lượng mủ 4.402, giảm 310 tấn so với năm 2021. Để bảo đảm việc làm và thu nhập cho công nhân, Công ty đã tập trung các giải pháp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh; triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác vườn cây và chủ động đầu ra cho sản phẩm.

Trong năm, nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 đã chế biến được 8.327 tấn mủ SVR10; trong đó chế biến 4.255 tấn mủ khai thác; chế biến gia công cho Công ty cổ phần cao su Lai Châu và Điện Biên 4.072 tấn. Các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn TCVN 3769:2016, đạt thương hiệu mủ VRG và được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015. Đồng thời, xuất bán 4.403 tấn mủ, doanh thu hơn 151 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 11,7 tỷ đồng; các chế độ, chính sách đối với người lao động được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật; thu nhập bình quân công nhân 5,88 triệu đồng/tháng, tăng 3,33% so với năm 2021.

Các cá nhân nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Năm 2023, Công ty sẽ đưa vào khai thác 4.563 ha cây cao su. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phấn đấu sản lượng khai thác, chế biến 4.750 tấn sản phẩm và gia công chế biến 5.000 tấn cho Công ty cổ phần Cao su Điện Biên và Lai Châu; thu nhập bình quân công nhân đạt 6 triệu đồng/người/tháng; phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc, bảo đảm an ninh trật tự vùng quy hoạch trồng cây cao su.

Nhân dịp này, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc cho Công ty cổ phần Cao su Sơn La, tặng bằng khen cho 32 cá nhân; UBND tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho 3 cá nhân.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.