Nỗ lực giảm nghèo ở Tạ Khoa

Tạ Khoa là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, có 6 bản, 984 hộ, với 4.576 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 35%. Cấp ủy, chính quyền xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tối đa thế mạnh của địa phương, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Ông Quàng Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Tạ Khoa, cho biết: Hằng năm, xã triển khai các chính sách giảm nghèo, lồng ghép thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các nguồn lực khác, nhằm tạo động lực cho hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng phối hợp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Đường nội bản Sập Việt, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, được bê tông hóa.

Bản Nhạn Nọc có 118 hộ, hơn 700 nhân khẩu. Nhân dân trong xã đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vì vậy đời sống ngày càng nâng cao. Ông Hoàng Văn Anh, Bí thư chi bộ, Trưởng bản, cho biết: Năm 2016, được sự hướng dẫn và hỗ trợ cây giống từ chính quyền địa phương, nhân dân trong bản chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng xoài, nhãn, chuối... Đến nay, bản có hơn 20ha xoài, nhãn và trên 200ha chuối, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 2.500 tấn quả các loại, nhờ đó, đời sống nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15%.

Là một trong những hộ đi đầu trong thực hiện chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại hiệu quả kinh tế, anh Mùi Văn Thăm, bản Nhạn Nọc, chia sẻ: Được bản, xã tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, cùng với học hỏi qua sách, báo, mạng internet..., gia đình tôi chăm sóc tốt 2ha xoài, nhãn và gần 2,5ha chuối, cho thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, gia đình còn nuôi 20 con bò, 4 con hươu lấy nhung và hàng trăm con gia cầm. Tổng thu nhập đạt 200 triệu đồng/năm, gia đình tôi đã thoát nghèo, từng bước làm giàu.

Hằng năm, xã Tạ Khoa phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở từ 10-15 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, từng bước thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện và các công ty, doanh nghiệp, giới thiệu cho người lao động đi học nghề tại các trung tâm đào tạo, tìm kiếm việc làm... Đến nay, toàn xã có 1.000 lao động đi làm ở các công ty, doanh nghiệp tại các tỉnh, thu nhập ổn định 8-10 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, xã còn phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho trên 350 hộ cận nghèo, mới thoát nghèo vay hơn 52 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân 4,5%/năm; các tuyến đường nội bản, liên bản, trục chính nội đồng được bê tông hóa, với tổng chiều dài hơn 20 km, trong đó, gần 5km đường nội bản được lắp điện chiếu sáng; 10 phai thủy lợi được kiên cố, 13 kênh mương dài gần 15 km được cứng hóa, đảm bảo nước tưới tiêu gần 30 ha lúa 2 vụ; xây 153 lò đốt rác thải để bảo vệ môi trường. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân...

Nỗ lực giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tạ Khoa đang tiếp tục đoàn kết, chung sức, nỗ lực vượt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.