Khởi sắc nông nghiệp Vân Hồ

Trở lại Vân Hồ, thăm những mô hình sản xuất rau an toàn, chè hữu cơ, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu mới cảm nhận được nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân nơi đây. Sự lựa chọn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu của huyện cửa ngõ Vân Hồ.

Giọng nữ
Dây chuyền chế biến nông sản Công ty TNHH IC FOOD Sơn La.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, gia đình bà Đinh Thị Loan, ở bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ thuê thêm 4 nhân công thu hoạch rau, kịp cung ứng cho những đơn hàng về các siêu thị. Cầm trên tay cây súp lơ baby, bà Loan giới thiệu: Súp lơ baby trồng ở đây hợp với khí hậu lạnh, lại được sản xuất theo quy trình an toàn, nên luôn có giá từ 30.000-35.000 đồng/kg. Đầu năm 2024, tôi đầu tư hơn 200 triệu đồng, mở rộng diện tích nhà bạt lên hơn 2.000 m2, cùng hệ thống tưới nước, phân bón tự động, giúp các loại cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. Mỗi năm mang lại nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương.

Ngoài gia đình bà Loan, trên địa bàn huyện Vân Hồ còn nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được nhân rộng. Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chia sẻ: Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với nông nghiệp theo hướng hữu cơ đến năm 2025”, huyện đã quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Tô Múa, Song Khủa. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hình thành các tiểu vùng cây trồng ứng dụng công nghệ cao; các vùng, tiểu vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Giai đoạn 2020-2023, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã phối hợp triển khai thực hiện 38 mô hình khuyến nông, với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng; tổ chức 41 cuộc tập huấn, hội thảo, phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho hơn 1.200 hộ nông dân. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai các chương trình chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, toàn huyện có trên 10.340 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức được vay vốn phát triển kinh tế, tổng dư nợ 823 tỷ đồng. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, từ năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng 9 nhà máy, xưởng chế biến nông sản và hoa quả tươi, với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng, bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho nhân dân trên địa bàn.

Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án, đến nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chuyển dịch đúng định hướng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Toàn huyện có 254 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ; trong đó có 25.600 m2 nhà lưới, nhà kính, trên 80 ha có hệ thống tưới tiết kiệm, 162 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP; 54 ha cấp mã vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu, 7 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 115 mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học...

Bên cạnh đó, huyện phát triển trên 4.300 ha vùng nguyên liệu, cung cấp hơn 1.500 tấn nông sản mỗi năm phục vụ các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn, như: Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH IC FOOD Sơn La; Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (Tập đoàn TH) và nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Thế Phương, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, cho biết: Mục tiêu đề án đặt ra là đến hết năm 2025, toàn huyện có 1.000 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ cho người nông dân; hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP cho các tổ hợp tác, các hợp tác xã; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển đổi số, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Với định hướng đúng và thực hiện các giải pháp hiệu quả, huyện Vân Hồ đang tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, giúp nâng cao giá trị nông sản, đưa nông nghiệp Vân Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng.

Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và xây dựng thành phố học tập toàn cầu

    Khoa Giáo -
    Ngày 31/3, tại thành phố Sơn La, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT và xây dựng thành phố học tập toàn cầu.
  • 'Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La sẽ diễn ra vào ngày 1 và 2/6, với 43 điểm thi, có khoảng 17.000 thí sinh, dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sở Giáo dục và Đào tạo đang tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, trường học chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng cao.
  • 'An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông -
    Quốc lộ 37 thuộc địa phận tỉnh Sơn La, có chiều dài trên 139 km, đi qua các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn và nối với quốc lộ 6. Do địa hình đồi núi, nhiều đèo cao, quanh co hiểm trở, nhiều đoạn đường thường xuyên bị sụt trượt, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Việc duy tu, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, góp phần kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • 'Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 31/3, tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có các đồng chí: Chu Mạnh Sinh, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam; Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
  • 'Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Xã hội -
    “Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người lính trở về, nhưng chất độc hóa học mà đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã gieo vào thân thể họ, để lại nỗi đau đến cả thế hệ con cháu, đang rất cần sự trợ giúp của người thân, cộng đồng xã hội”. Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Anh Minh, Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La.
  • 'Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đảm bảo hậu cần, tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, kết hợp với duy trì luyện tập thể dục, thể thao và giải trí, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao sức khỏe, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống.
  • 'Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Kinh tế -
    Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy và chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để nhân rộng, góp phần tăng thu nhập trên một diện tích.