Doanh nghiệp xuất khẩu cần sớm thích ứng Thỏa thuận xanh EU

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI), 10 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đã đạt hơn 36 tỷ USD.

May quần áo xuất khẩu tại Công ty May 10 (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam). (Ảnh Hoàng Anh)
May quần áo xuất khẩu tại Công ty May 10 (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam). (Ảnh Hoàng Anh)

Tuy nhiên, để duy trì vị thế xuất khẩu tại thị trường chủ lực này, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm xanh hóa sản xuất, bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu mới và đi đầu của thị trường khó tính như EU. Bởi có một thực trạng đáng ngại theo khảo sát do VCCI mới thực hiện gần đây cho thấy, có 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe sơ qua về Thỏa thuận xanh của EU (EGD).

Một vấn đề không nhỏ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực về công nghệ, vốn và quy mô sản xuất để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía các thị trường xuất khẩu khó tính như EU vẫn còn hạn chế. Muốn xuất khẩu bền vững, cần phải sớm có sự chuẩn bị phù hợp, sẵn sàng tuân thủ EGD đang là đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam thời gian tới...

Chủ động thích ứng

EGD được thông qua và triển khai từ đầu năm 2020, đây là gói các sáng kiến chính sách khung của EU nhằm mục tiêu xây dựng EU thành khu vực trung hòa về phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong phát triển kinh tế. EU được đánh giá là một trong những khu vực tích cực nhất trên thế giới trong các nỗ lực chuyển đổi xanh này. Thực tế, từ khi EU triển khai EGD đã có nhiều chính sách xanh ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào khu vực này, tác động trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường này.

Theo đó, danh mục sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất từ quá trình chuyển đổi xanh tại EU trong thời gian tới bao gồm: sản phẩm điện, điện tử, máy móc, thiết bị, linh kiện liên quan; nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép; dệt may, giày dép... Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 47 tỷ USD, trong đó riêng 5 nhóm hàng này đã mang về gần 25 tỷ USD.

Chỉ trong chưa đầy 4 năm triển khai EGD (từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2023), EU đã ban hành gần 60 hành động để thực thi EGD, tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên ba góc độ chính. Trong đó, làm gia tăng tiêu chuẩn xanh đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào EU; làm gia tăng trách nhiệm tài chính xanh của một số nhà sản xuất liên quan những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất khi nhập khẩu vào EU; cuối cùng làm tăng trách nhiệm giải trình về nguồn gốc sản phẩm cũng như các yêu cầu liên quan đến tác động môi trường của quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ sản phẩm.

Ngoài ra, một số chính sách khác có phạm vi hẹp hơn nhưng cũng rất đáng chú ý, điển hình là Quy định cấm nhập khẩu một số loại nông sản từ đất phá rừng (EUDR); Yêu cầu khai báo và nộp thuế phát thải các-bon đối với sắt, thép nhập khẩu (CBAM); giảm hạn mức dư lượng kháng sinh, chất tồn dư tối đa trong thực phẩm nhập khẩu,… Đó là chưa kể tới các chính sách đơn lẻ khác đang được soạn thảo hoặc chuẩn bị ban hành có ảnh hưởng trực tiếp tới một số loại sản phẩm cụ thể nhập khẩu vào EU.

Chắc chắn, danh sách chính sách xanh liên quan tới hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào EU sẽ còn tiếp tục được bổ sung cùng tiến trình triển khai các mục tiêu trong EGD đến năm 2050, mà đặc biệt là trong giai đoạn từ nay tới năm 2030.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh, rất đáng lo ngại khi trong một khảo sát nhanh của VCCI cho thấy, có tới 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe sơ qua tới EGD hoặc các chính sách xanh nổi bật của EU liên quan xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ, nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về EGD chỉ ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với các nhóm tham gia khảo sát khác (8-12%).

Dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn, song với những cơ hội từ thị trường EU, năm 2022 EU chiếm tới 12,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng 16,7% so với năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức tăng chung đi tất cả các thị trường (10,5%). Với vị trí như vậy, bất kỳ một động thái nào của EU trong chuyển đổi xanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu Việt Nam. Quan trọng hơn, nhiều thị trường xuất khẩu khác cũng đang có dự kiến thực hiện các chính sách tương tự EU.

Mặt khác, do quy định về EGD rất đa dạng, không có một lộ trình chung, vì vậy để thích ứng và bảo đảm khả năng duy trì xuất khẩu bền vững vào thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và nắm rõ những quy định, chính sách đang và sẽ tác động tới ngành hàng, sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU để có sự chuẩn bị, chuyển đổi phù hợp. Đồng thời, xây dựng chiến lược chuyển đổi xanh từ bây giờ nhằm đáp ứng theo lộ trình các yêu cầu xanh của EU.

 

Cơ hội từ thách thức

Thực tế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường của EU vốn đã không dễ dàng với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, chưa kể hiện nay thách thức sẽ còn lớn hơn nhiều với những tiêu chuẩn xanh mới hoặc nâng cấp theo hướng cao hơn, khắt khe và khó khăn hơn theo EGD khi phải chuyển đổi phương thức kỹ thuật, đi kèm với đó là chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc chuyển đổi theo cũng không hề nhỏ.

Với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, gặp hạn chế cả về vốn, công nghệ và năng lực quản trị, nhất là đang trong giai đoạn kinh doanh đầy biến động như hiện tại, việc ứng phó với các thách thức từ EGD là nhiệm vụ rất khó khăn. Song không thể vì gặp khó mà bỏ, do đây là xu hướng tất yếu trong tương lai. Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Tiến Đạt Nguyễn Văn Tuyên mong muốn, trong quá trình chuyển đổi xanh có thể nhận được hỗ trợ của cơ quan nhà nước, đặc biệt trong việc cung cấp thông tin sớm và kịp thời về các chính sách mới tới doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý nhà nước có thể làm việc, trao đổi và tham vấn với các cơ quan có thẩm quyền của EU để tìm ra giải pháp thuận lợi và hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thích ứng với những yêu cầu của EU.

TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc VCCI) khẳng định, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có sự quyết tâm và thật sự nghiêm túc trong việc chuẩn bị từ sớm, việc đáp ứng các yêu cầu xanh của EU thì trên thực tế vẫn có thể khả thi. Bởi các chính sách xanh của EU đều có lộ trình thực thi từng bước; không phải mọi tiêu chuẩn xanh đều yêu cầu chi phí tuân thủ cao mà có thể là yêu cầu thay đổi trong cách thức hành động (thí dụ các yêu cầu về khai báo phát thải, về thông tin đối với sản phẩm…).

Một số trường hợp, tiêu chuẩn xanh EU được pháp luật hóa từ các tiêu chuẩn tự nguyện trước đó mà doanh nghiệp đã thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, do đó có thể sẽ không đòi hỏi thay đổi quá lớn với doanh nghiệp. Bên cạnh thách thức, việc chủ động thực hiện chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp, giúp tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với lượng khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này. Đặc biệt, thực tế chứng minh trên thế giới, doanh nghiệp nào nhanh chóng áp dụng chuyển đổi xanh sẽ là nhân tố giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong dài hạn.

Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, bản thân các doanh nghiệp cần nhận diện được những khó khăn, thách thức về sản phẩm của mình đối với những quy định từ EGD. Từ đó nắm bắt chính xác và thường xuyên cập nhật về các chính sách xanh cụ thể của EU có liên quan tới từng loại sản phẩm xuất khẩu nhằm dần thích ứng và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU áp dụng chính thức.

Trên cơ sở đó, Nhà nước mới có thể hiểu doanh nghiệp cần hỗ trợ ở những khía cạnh nào để đồng hành. Về chiến lược lâu dài, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp phát triển công nghiệp xanh, chính sách để thu hút đầu tư cũng như là định hướng phát triển những thương vụ công nghiệp thân thiện với môi trường. Nhà nước cần thực hiện hàng loạt hỗ trợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn xanh bằng việc cung cấp thông tin liên quan quy định mới của EU cũng như của các nước liên quan đến xuất khẩu hàng hóa được cập nhật thường xuyên qua nhiều hình thức khác nhau.

Việc doanh nghiệp chủ động tham gia chuyển đổi xanh cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế, từ đó đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển bền vững của Việt Nam theo như cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26).

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.