Chủ động các điều kiện phục vụ thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nông sản
Sơn La là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước với nhiều loại quả khác nhau, để tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Nâng chất lượng, giá trị nông sản
Sơn La hiện có hơn 85.000 ha cây ăn quả và sơn tra, sản lượng năm 2025 ước đạt 510.000 tấn. Nhiều nông sản đã vươn ra thị trường quốc tế, trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm quả của Sơn La.
Ông Vũ Tiến Đĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cho biết: Sở phối hợp với các địa phương cơ cấu lại giống cây trồng phù hợp khí hậu từng vùng, áp dụng kỹ thuật rải vụ, giãn vụ, thu hoạch quanh năm; mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; giám sát chặt chẽ việc thực hiện và cấp mã số vùng trồng cho doanh nghiệp, HTX.
Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 308 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với hơn 4.500 ha, sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm; cấp 218 mã số vùng trồng trên diện tích 3.142 ha, với hơn 35.000 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nông dân xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, chăm sóc mận.
Mai Sơn hiện chăm sóc hơn 11.500 ha cây ăn quả, sản lượng năm nay ước đạt 86.500 tấn. Theo bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện, địa phương đang tập trung hướng dẫn người dân sản xuất theo công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, theo chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu nông sản. Huyện cũng sắp xếp lại các HTX hoạt động kém hiệu quả, hỗ trợ mở rộng cơ sở có nhu cầu và cấp mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Còn tại huyện Yên Châu hiện có 12.150 ha cây ăn quả, sản lượng dự kiến khoảng 87.000 tấn. Toàn huyện có 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 36 mã số vùng trồng và 1 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Năm nay, huyện đặt mục tiêu tiêu thụ nội địa và chế biến khoảng 77.620 tấn, xuất khẩu 9.380 tấn quả tươi sang các thị trường như: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ và Anh...
Ông Lò Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, thông tin: Huyện đang tập trung thu hút doanh nghiệp, đơn vị đầu mối mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn bán hàng online, hỗ trợ hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia hội chợ, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ. Huyện cũng khuyến khích các HTX đầu tư kho bảo quản, cơ sở chế biến nhằm giảm áp lực tiêu thụ quả tươi; chỉ đạo tăng cường quản lý, phát triển thương hiệu sản phẩm như “Xoài tròn Yên Châu”, “Chuối Yên Châu”; đẩy mạnh kiểm soát chất lượng theo chuỗi, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương.
Thành viên HTX Hoa Mười, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn nhãn.
Chủ động thị trường
Năm 2025, tỉnh Sơn La phấn đấu giá trị sản phẩm quả tham gia xuất khẩu đạt 35,2 triệu USD. Trong đó, 16.400 tấn xoài; 4.100 tấn nhãn; 8.000 tấn chuối; 2.350 tấn chanh leo và một số loại quả khác. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, đảm bảo hai nguyên tắc từ sớm và từ xa.
Ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Sở thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và người dân điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, tham gia các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại, làm việc với các đơn vị của Bộ Công Thương nhằm đề xuất hỗ trợ Sơn La phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu nông sản chủ lực.
Nông dân xã Mường Bú, huyện Mường La, kiểm tra sâu bệnh trên cây nhãn.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tổ chức tuần hàng nông sản sạch tại Hà Nội, Hải Phòng. Mở lớp tập huấn cho doanh nghiệp, HTX về kỹ năng livestream trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các nền tảng số như: Zalo, TikTok, YouTube… nhằm quảng bá, kết nối và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng từng bước chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, chuyển từ hình thức truyền thống như hội chợ, tuần hàng sang tổ chức đoàn công tác làm việc trực tiếp với các tập đoàn, doanh nghiệp, siêu thị, nhà máy, điểm du lịch… để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Là đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu đa dạng các mặt hàng nông sản, ông Vũ Đăng Kế, Giám đốc HTX Mường Bú, huyện Mường La, thông tin: Hiện nay, trung bình cứ 3 ngày, HTX xuất một chuyến xe 5 tấn nông sản xuống tiêu thụ tại các chợ đầu mối và cửa hàng nông sản sạch ở Hà Nội, số chuyến sẽ tăng khi vào vụ thu hoạch chính. HTX tập trung vào ba yếu tố: Đảm bảo chất lượng với hương vị đặc trưng; tổ chức sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ để giảm giá thành; hỗ trợ tiểu thương cạnh tranh về giá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thu hút đầu tư chế biến nông sản
Ngoài việc tiêu thụ quả tươi, tỉnh Sơn La còn có 17 nhà máy và 543 cơ sở chế biến nông sản, giúp giảm bớt áp lực tiêu thụ quả tươi và tăng giá trị cho nông sản. Đồng thời, các sản phẩm trái cây của tỉnh cũng được các doanh nghiệp và HTX thu mua, chế biến thành nhiều sản phẩm khác như trái cây sấy dẻo, sấy giòn, nước cốt, nước ép và long nhãn.
Ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết thêm: Sở đã phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để tham mưu cho UBND tỉnh thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư vào tỉnh, nhằm phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, sở cũng phối hợp hướng dẫn và đôn đốc các chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến nông sản đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư.
Giai đoạn 2021-2023, tỉnh Sơn La thu hút đầu tư 11 dự án chế biến nông sản quy mô lớn, trong đó, 10 dự án được cấp chủ trương đầu tư mới. Năm 2024, tỉnh tiếp nhận 4 hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, trong đó, đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư 3 dự án, tổng mức đầu tư đăng ký 633,8 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 13,27 ha.
Ông Lê Toàn Thắng, Giám đốc Nhà máy sản xuất ngũ cốc ăn liền và hoa quả sấy, Công ty CP Sản xuất thương mại đầu tư VFI (Hà Nội), cho biết: Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy tại Khu công nghiệp Mai Sơn, phấn đấu hoàn thành vào cuối quý III năm nay. Với quy mô sản xuất 720 tấn ngũ cốc Granula, 300 tấn ngũ cốc bột, 2.800 tấn hoa quả sấy/năm, khi hoạt động, cần khoảng 15.000 tấn nguyên liệu/năm. Chúng tôi đang tập trung tìm kiếm và phát triển vùng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo sản lượng và chất lượng cao.
Trong năm 2025, Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La sẽ không chỉ duy trì sản phẩm truyền thống mà còn lắp đặt dây chuyền đóng hộp hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, do Tetra Pak (Thụy Điển) sản xuất. Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết: Chúng tôi tiếp tục liên kết với các hợp tác xã, xây dựng chuỗi sản xuất ổn định và cam kết giữ giá thu mua nông sản ổn định. Dự kiến, năm 2025, Doveco Sơn La sẽ thu mua khoảng 80.000 tấn nông sản, bao gồm 33.000 tấn xoài, 18.000 tấn ngô ngọt, 2.000 tấn nhãn và các sản phẩm nông sản khác.
Với sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu trồng, chăm sóc, đến hoạt động hỗ trợ kết nối, quảng bá nông sản là điều kiện để tỉnh Sơn La thực hiện thắng lợi kế hoạch tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2023.
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Viettel Telecom đã huy động gần 1.000 cán bộ kỹ thuật và bổ sung hàng trăm điểm phát sóng mới, đặc biệt tăng cường vùng phủ sóng 5G nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới phục vụ người dân, du khách và các hoạt động trọng điểm. Riêng Viettel Sơn La, bố trí hơn 100 nhân viên kỹ thuật trên địa bàn toàn tỉnh trực thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết số 493/NQ-HĐND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo đó, Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp 200 đơn vị hành chính cấp xã (15 phường, 8 thị trấn, 177 xã) thành 75 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường, 67 xã).
Ngày 29/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã làm việc với Công ty TNHH Nông nghiệp Tô Hiệu - Sơn La. Dự cuộc làm việc, có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Ngày 29/4, Thanh tra tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ. Dự hội nghị, có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi cao lục địa có cường độ suy yếu, thiết lập rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc bị nén và đẩy dịch xuống phía Nam.
Thời tiết: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây, trời nắng.
Ngày 29/4, đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh.
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự hội thảo, có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; một số sở, ngành liên quan.
Ngày 29/4, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ 30. Các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ toạ và điều hành kỳ họp.
Sơn La là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước với nhiều loại quả khác nhau, để tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!