Bảo đảm nguồn nông sản xuất khẩu

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt hơn 53 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xét trong tổng lượng nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Trung Quốc khoảng 260 tỷ USD, thì nông sản Việt Nam mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%. Bảo đảm nguồn cung nông sản cả về số lượng và chất lượng là điều kiện quan trọng để nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, từ đó tiến sâu, rộng vào thị trường Trung Quốc.

Hợp tác xã Thanh Phú Long (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đóng hàng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: PHONG THANH)
Hợp tác xã Thanh Phú Long (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đóng hàng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: PHONG THANH)

Bài 1: Yêu cầu chất lượng ngày một khắt khe

Không phải lúc nào nguồn cung nông sản cũng ổn định về số lượng và chất lượng mà thường “lên bổng, xuống trầm”, dẫn đến khó đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu Trung Quốc đang ngày một khắt khe, nhất là đối với hoạt động xuất khẩu chính ngạch.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, sản lượng lúa cả nước ước đạt 42,66 triệu tấn; khoai lang đạt hơn 969.000 tấn; rau các loại đạt 18,68 triệu tấn; diện tích trồng cây lâu năm ước đạt 3,7 triệu ha; diện tích nhóm cây ăn quả đạt hơn 1,2 triệu ha... Đây là cơ sở tạo ra nguồn cung nguyên liệu lớn, góp phần quan trọng bảo đảm hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nguồn cung triển vọng

Những ngày đầu xuân Quý Mão 2023, là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, cũng là mùa sầu riêng ra hoa. Đến huyện Krông Pắc, chúng tôi ghé thăm vườn sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Ea Yông khi ông đang thuê người tưới nước, bón phân, phun thuốc sinh học cho cây. Ông Dũng chia sẻ: “Gia đình tôi trồng được 3ha sầu riêng, năm nay bước vào vụ thu hoạch chính thức đầu tiên.

Ngay sau khi biết tin sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá tăng cao và đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu sầu riêng lớn nên người trồng sầu riêng ở địa phương rất vui mừng. Hiện nay, sầu riêng đang trong thời kỳ ra hoa, gia đình nào cũng tăng cường đầu tư, kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo đúng kỹ thuật để sản phẩm bảo đảm chất lượng phục vụ xuất khẩu”.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đến cuối năm 2022, tổng diện tích sầu riêng toàn tỉnh ước đạt 15.250ha, tăng 13.000ha so với năm 2015, sản lượng ước đạt 156.392 tấn, tăng 126.000 tấn so với năm 2015 và ước sản lượng đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 300.000 tấn. Một số huyện có diện tích trồng sầu riêng lớn như huyện Krông Pắc 3.600ha, Krông Năng 4.200ha, Ea H’leo 1.700ha, thị xã Buôn Hồ 1.200ha.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, sản lượng lúa cả nước ước đạt 42,66 triệu tấn; khoai lang đạt hơn 969.000 tấn; rau các loại đạt 18,68 triệu tấn; diện tích trồng cây lâu năm ước đạt 3,7 triệu ha; diện tích nhóm cây ăn quả đạt hơn 1,2 triệu ha... Đây là cơ sở tạo ra nguồn cung nguyên liệu lớn, góp phần quan trọng bảo đảm hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Vũ Đức Côn cho biết: Đến nay diện tích sầu riêng của tỉnh chiếm 17,6% diện tích sầu riêng cả nước và là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ hai cả nước, sau tỉnh Tiền Giang. Sầu riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây khác nên diện tích và sản lượng ngày càng tăng, không chỉ phát triển trồng thuần mà còn được trồng xen trong vườn cà-phê và bước đầu hình thành được một số vùng trồng quy mô lớn phục vụ xuất khẩu. Diện tích trồng xen sầu riêng toàn tỉnh hiện khoảng 4.900ha trên tổng số 75.742ha, chiếm 6,5% với thu nhập từ 500 đến 1 tỷ đồng/ha, có trường hợp hơn 1 tỷ đồng, đã giúp nông dân tăng thu, bảo đảm sinh kế bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có khoảng 21.500ha cây ăn quả. Theo Đề án Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, tỉnh dự kiến đưa diện tích cây ăn quả lên 55.000ha vào năm 2025, 90.000ha vào năm 2030 và 100.000ha vào năm 2040.

Trong đó, 4 loại cây được tỉnh quy hoạch vào nhóm xuất khẩu chủ lực gồm: chanh leo, chuối, bơ và sầu riêng. Định hướng đến năm 2025, diện tích trồng chuối đạt 6.000ha; năm 2030 đạt 10.000ha. Với bơ và sầu riêng, đến năm 2030, bơ sẽ đạt diện tích 8.000ha; sầu riêng đạt diện tích 6.000ha. Trong công tác tổ chức sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường tập trung áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các quy định cụ thể theo yêu cầu của từng thị trường.

Nỗi lo thiếu hụt

Thanh long là một trong những loại trái cây xuất khẩu số lượng lớn vào Trung Quốc, chiếm tỷ trọng hơn 80% lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, ở nhiều vùng trồng thanh long trọng điểm giai đoạn này đang đối mặt với nỗi lo thiếu hụt nguồn cung do diện tích giảm, sản lượng thấp.

Tỉnh Long An hiện có hơn 9.900ha trồng thanh long, so với cùng kỳ năm 2022 đã giảm khoảng 2.500ha. Diện tích cho trái khoảng hơn 9.800ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành. Sản lượng thanh long năm 2022 ước đạt hơn 251.000 tấn, giảm gần 23% so với năm 2021.

Thanh long Long An được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 80% sản lượng. Về cấp mã số vùng trồng, có 54 mã số vùng trồng và 133 mã cơ sở đóng gói được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc nối lại hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc từ đầu năm 2023 được xem là tín hiệu tốt cho trái thanh long Long An. Tuy nhiên, nhà vườn trồng thanh long ở Long An đang lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.

Ông Nguyễn Văn Chiến, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành cho biết: Vườn thanh long trên địa bàn xã đã hư hỏng gần hết, trong số 10 vườn có khoảng 5-6 vườn hư dây, người dân bỏ hoang hoặc phá bỏ chuyển sang cây trồng khác. Đời sống của người trồng thanh long đang rất khó khăn, thu hoạch trái chín bán không bù đủ vốn đầu tư tiền điện, vật tư nông nghiệp, công lao động, dẫn đến tình trạng bắt buộc phải vay ngân hàng để chi tiêu và tái sản xuất nên hầu hết người trồng thanh long đều đang nợ ngân hàng.

Nguyên nhân là do giá thanh long liên tục biến động, cộng với thời tiết bất thường gây khó khăn trong việc chong đèn xử lý ra hoa trái vụ dẫn đến sản lượng giảm. Hiện tại, việc tiêu thụ thanh long vẫn trong tình trạng bấp bênh, chi phí vận chuyển từ vườn đến cửa khẩu rất cao đã kéo giá trái chín xuống thấp hơn giá thành sản xuất.

Không chỉ thanh long, chuối cũng là một trong những mặt hàng đứng trước nguy cơ thiếu nguồn cung do không đủ số lượng đạt yêu cầu kiểm dịch từ phía Trung Quốc.

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt; tất cả vùng trồng phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), như duy trì các điều kiện vệ sinh vùng trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ những quả rụng và thối; thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); vật liệu đóng gói phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và sức khỏe cây trồng của Trung Quốc.

Trong năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian một năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%... Tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai có diện tích trồng chuối lớn nhất, với 13.149ha, chiếm 8,53% diện tích cả nước.

Tính riêng khu vực Đông Nam Bộ, diện tích trồng chuối của Đồng Nai chiếm đến 70%; năng suất trung bình khoảng 40 đến 45 tấn/ha; sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm, trong số này, hơn 80% là để xuất khẩu. Đồng Nai hiện đứng đầu cả nước về số lượng mã số vùng trồng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt xuất khẩu với 30 mã và 39 cơ sở đóng gói. So với diện tích và vùng trồng chuối trên địa bàn tỉnh, đây cũng vẫn là con số khiêm tốn nếu Đồng Nai muốn đẩy mạnh nguồn hàng chuối chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Bảo đảm nguồn nông sản xuất khẩu ảnh 1

Cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Kim Quý, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) hướng dẫn người dân chăm sóc hoa sầu riêng. (Ảnh: CÔNG LÝ)

Theo Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây cả nước đạt hơn 5 tỷ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỷ USD.

Có 14 loại cây ăn quả chủ lực được chọn để tập trung phát triển, là: thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ và na. Mục tiêu đến năm 2025 diện tích cây ăn trái cả nước đạt 1,2 triệu ha với sản lượng đạt 14 triệu tấn; trong đó, 14 loại cây ăn trái chủ lực đạt 960.000ha với sản lượng đạt khoảng 11-12 triệu tấn. Đến năm 2030, diện tích cây ăn trái cả nước đạt 1,3 triệu ha, sản lượng hơn 16 triệu tấn; trong đó, diện tích 14 loại cây ăn trái chủ lực đạt 1 triệu ha, sản lượng khoảng 13-14 triệu tấn.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).