Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quả bơ của huyện Mộc Châu

Với mục tiêu phát huy giá trị vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của địa phương, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân, năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Dự án ‘‘Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận bơ Mộc Châu cho sản phẩm quả bơ của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, do Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao Công nghệ và Đầu tư (CONCETTI) chủ trì, Thạc sỹ Nguyễn Văn Thắng làm chủ nhiệm và được triển khai thực hiện từ 8/2017 - 6/2019.

Bộ nhận diện thương hiệu bơ Mộc Châu.

Ảnh: P.V

Năm 1995, cây bơ bắt đầu được trồng trên Cao nguyên Mộc Châu, đến nay đã trở thành huyện có diện tích trồng bơ lớn nhất tỉnh với trên 370 ha. Cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và dần trở thành một trong những cây trồng có tiềm năng với sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên trước đây, sản phẩm bơ Mộc Châu vẫn chưa có thương hiệu, dấu hiệu hay bất kỳ nhận biết nào để người tiêu dùng có thể nhận dạng và phân biệt với các sản phẩm cùng loại có nguồn gốc xuất xứ từ nơi khác; hoạt động tiêu thụ sản phẩm quả bơ chủ yếu dưới hình thức bán lẻ tại vườn thông qua các thương lái, dẫn tới giá cả bấp bênh, thiếu tính ổn định, tồn tại hạn chế trong việc kiểm soát sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, thị trường trong nước và xuất khẩu đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm nông sản, trong đó có quả bơ, nhất là tính an toàn và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bơ của huyện Mộc Châu là yêu cầu cấp thiết đặt ra để tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại cây bản địa có giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, góp phần phong phú thêm các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Sơn La.

Qua 2 năm triển khai, Dự án đã xác định được các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm quả bơ của huyện Mộc Châu, từ đó xây dựng bộ tiêu chí quản lý Nhãn hiệu chứng nhận và chất lượng sản phẩm quả bơ, đây là cơ sở để tiến hành công tác quảng bá, phát triển sau này. Hoàn thiện công cụ pháp lý của Nhãn hiệu chứng nhận bơ Mộc Châu, bao gồm: Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm, bộ tiêu chí chứng nhận chất lượng sản phẩm; hoàn thiện hồ sơ và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu bơ Mộc Châu cho UBND huyện Mộc Châu; cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận bơ Mộc Châu cho 3 HTX và 1 hộ sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, các nội dung liên quan tới nhãn hiệu chứng nhận cho các đơn vị, cá nhân liên quan; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bơ Mộc Châu bao gồm logo, nhãn mác, bao bì, túi đựng, pano,... phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cũng như hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm bơ Mộc Châu thông qua các hội chợ, triển lãm; tổ chức kết nối, giới thiệu sản phẩm bơ Mộc Châu tới các siêu thị...

Là cá nhân duy nhất đến thời điểm hiện tại được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận bơ đối với diện tích bơ của gia đình đang trồng tại huyện Mộc Châu, ông Cao Văn Công, ở xã Đông Sang (Mộc Châu), chia sẻ: Gia đình tôi đang có trên 6 ha trồng bơ, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha. Thực tế hiện nay, nhu cầu sản phẩm quả bơ phục vụ hoạt động du lịch tại Mộc Châu ngày càng tăng và mang lại giá trị thu nhập cao cho người dân. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bơ sẽ từng bước đưa sản phẩm bơ vươn ra thị trường trong và ngoài nước, đưa cây bơ trở thành cây làm giàu bền vững cho người dân địa phương.

Đồng chí Phạm Đức Chính, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết: Tổng sản lượng bơ của huyện Mộc Châu năm 2018 đạt 2.783 tấn, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2015. Hiện, huyện đã xác định được 15 xã, thị trấn để xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận bơ Mộc Châu. Những kết quả của dự án là cơ sở quan trọng để quản lý, phát triển thương hiệu bơ Mộc Châu, đồng thời là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng, chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; góp phần khẳng định và tôn vinh danh tiếng của sản phẩm bơ Mộc Châu cũng như góp phần vào việc duy trì chất lượng của sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là tiền đề để Mộc Châu phát triển vùng chuyên canh bơ Mộc Châu ổn định không chỉ về số lượng mà cả chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận bơ Mộc Châu theo hướng bền vững đã bước đầu cho thấy những tín hiệu tích cực, góp phần phát triển một nguồn sinh kế hiệu quả cho người dân. Đây không chỉ đơn thuần là phát triển thương hiệu cho một sản phẩm mang tính thương mại, mà còn gắn với sự phát triển tổng thể, thúc đẩy kinh tế xanh, sạch và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các công cụ quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Để thương hiệu bơ Mộc Châu khẳng định chỗ đứng trên thị trường, cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn trong chiến lược dài hạn duy trì và phát triển thương hiệu bơ Mộc Châu một cách bền vững.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.