Phát triển cây xoài ở Sơn La

Là loại cây ăn quả có diện tích lớn thứ 2 của tỉnh, chỉ sau cây nhãn và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của nhiều địa phương, những năm gần đây, cây xoài đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực trên đất dốc, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Vườn xoài ghép cải tạo từ gốc xoài địa phương tại bản Noong Xôm, xã Hát Lót (Mai Sơn).      

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 4.200 ha trồng xoài, tập trung nhiều ở các huyện Mường La, Yên Châu, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn. Các giống xoài trồng tại mỗi địa phương cũng khác nhau, ở huyện Mường La và Yên Châu trồng chủ yếu là giống địa phương, còn ở huyện Mai Sơn và Mộc Châu lại trồng nhiều các giống xoài lai, xoài ghép như: ĐL4 (Đài Loan), VRQ-XX1 (Thái Lan), R2E2 (Úc), xoài Vân Du... Cây xoài phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, quả ngọt và có hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, diện tích xoài tự nhiên tại tỉnh ta hầu hết là các giống cũ của địa phương, được trồng từ nhiều năm trước nên đã suy thoái, năng suất không cao, chất lượng thấp; việc đưa các giống xoài mới vào sản xuất còn mang tính tự phát, mới thực hiện thí điểm trên một số mô hình, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung; việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường nóng, ẩm, nên các loại sâu bệnh dễ phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều loại sâu gây hại như: Sâu đục thân, sâu đục quả, rầy hại hoa, rệp hại quả... ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của quả xoài.

Để xác định và đưa ra biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây xoài, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Tây Bắc đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục quả xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La” do Tiến sĩ Vũ Quang Giảng, Trường Đại học Tây Bắc làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai từ tháng 8/2015, với mục tiêu xác định được các loại sâu bệnh hại chính trên cây xoài; quy mô và mức độ gây hại của sâu đục quả xoài; những đặc điểm hình thái, tập tính sinh học, sinh thái, diễn biến số lượng, nơi cư trú của sâu đục quả xoài. Từ đó, xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Sơn La.

Sau nghiên cứu thực tế, nhóm nghiên cứu đã xác định được quy mô, mức độ gây hại và thời điểm phát sinh, phát triển của sâu đục quả xoài thông qua điều tra định kỳ trên các vùng sinh thái tại các huyện; bố trí thí nghiệm áp dụng biện pháp tỉa cành, tạo tán tại xã Chiềng Pằn (Yên Châu); xác định được 3 loại sâu bệnh đục quả xoài đó là: ruồi đục quả, bọ cánh cứng và sâu đục quả xoài, trong đó, bọ cánh cứng gây hại nặng nhất. Bên cạnh đó, đã xây dựng được 2 mô hình thâm canh cải tạo vườn xoài bằng đốn phục hồi và chăm sóc tại bản Khá, xã Sặp Vạt (Yên Châu) và bản Nang Phai, xã Mường Bú (Mường La). Từ những kết quả nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bênh hại xoài như: thường xuyên vệ sinh vườn xoài, thu gom và tiêu hủy quả xoài rụng kết hợp với tỉa những cành già cỗi, sâu bệnh để tránh lây lan bệnh; thu hoạch quả khi vừa chín để tránh ruồi gây hại và lây nhiễm; sử dụng các loại bẫy để dẫn dụ diệt ruồi đực; đối với các loại rầy, rệp cần theo dõi, phát hiện sớm để sử dụng thuốc trừ bệnh hiệu quả...

Nhắc đến Yên Châu, người ta nhớ ngay đến xoài tròn, thương hiệu xoài tròn Yên Châu đã vươn ra phạm vi ngoài tỉnh. Trao đổi với chúng tôi về loại cây ăn quả đặc trưng này, ông Lường Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa giống xoài tròn và xoài hôi của huyện Yên Châu vào danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn và phát triển. Giống xoài này được coi là giống xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam được liệt kê trong danh mục của tổ chức lương thực thế giới (FAO) cần được giữ gìn và phát triển. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho xoài tròn Yên Châu, đây là lợi thế để xoài Yên Châu ngày càng phát triển. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là các giống xoài tròn trồng trên địa bàn huyện chưa được chăm sóc đúng quy trình nên tỷ lệ sâu bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Việc Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục quả xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La” được thực hiện thành công, sẽ là cơ sở để huyện đưa ra những chính sách và biện pháp phát triển cây xoài trong thời gian tới.

Tin tưởng rằng, Đề tài thành công sẽ giúp các địa phương có cây xoài nghiên cứu, đưa ra được những chính sách, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, phát triển và nâng cao chất lượng của quả xoài, từng bước đưa cây xoài thành cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.