Nữ giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học

Đã mấy lần được gặp, tiếp xúc với chị qua những lần tham gia tuyên truyền các đề tài khoa học do chị thực hiện, ấn tượng của chúng tôi về chị là một nữ giảng viên nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nhưng hết sức đam mê nghiên cứu khoa học - đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng Khoa Kinh tế (Trường Đại học Tây Bắc).

Giảng viên Nguyễn Thị Lan Anh báo cáo kết quả

Đề tài “Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN - thời cơ, thách thức và vị trí vai trò của tỉnh Sơn La”.

Sinh ra và lớn lên ở xã Chiềng Pấc (Thuận Châu), từ khi còn là sinh viên, chị đã xác định mục tiêu học tập thật tốt để truyền đạt kiến thức cho học sinh ở địa phương, đưa khoa học kỹ thuật áp dụng trong thực tế đời sống và sản xuất. Năm 2004, tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chị trở về địa phương tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Tây Bắc, và ngôi trường này đã trở thành nơi nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học của chị. Không những thế, chị còn truyền lửa đam mê cho các thế hệ sinh viên. Trong vòng 5 năm, chị làm chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 1 đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đề tài của chị được các cấp, các ngành đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn.

Nổi bật là Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) của các tỉnh vùng Tây Bắc, thực trạng và giải pháp” thực hiện năm 2014 được đánh giá đạt loại tốt. Đề tài đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận một cách tổng quan về ODA, từ cơ sở hình thành, khái niệm, đặc điểm cơ bản, vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội... Về mặt thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu, trình bày về tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc, tổng hợp các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đi sâu phân tích những thành công và hạn chế trong thu hút, sử dụng ODA, làm rõ nguyên nhân của thành công và hạn chế, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA.

Không chỉ vậy, chị còn có những đề tài nghiên cứu khoa học gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, như: “Nghiên cứu đề xuất mô hình hợp tác xã nuôi trồng thủy sản bền vững vùng lòng hồ thủy điện Sơn La”, “Nghiên cứu, đề xuất mối quan hệ giữa doanh nghiệp với HTX trong chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tầm tại vùng hồ thủy điện Sơn La”, “Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN - thời cơ, thách thức và vị trí vai trò của tỉnh Sơn La”. Ở mỗi đề tài, chị đều dày công nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để định hướng phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Được biết, 5 năm qua, chị đã hướng dẫn 6 nhóm sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nghiệm thu đạt loại khá, giỏi; cùng các giảng viên trong Khoa hoàn thành, công bố 5 bài tại Tạp chí Khoa học của trường, 2 bài tại Tạp chí Kinh tế phát triển, 4 bài cho Tạp chí Kinh tế và dự báo, 2 bài hội thảo quốc tế và 2 bài hội thảo quốc gia.  

Hiện tại, chị đang sở hữu một trang trại nông nghiệp (An Dương Farm) tại xã Chiềng Ban (Mai Sơn) quy mô 1,5 ha, nơi thử nghiệm những giống cây trồng mới theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm cao cấp, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường. Mới hình thành năm 2015, nhưng trang trại của chị đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, được người tiêu dùng đón nhận, như: Dưa lưới Chu Phấn ruột cam; dưa lưới Thu Hương ruột xanh; dưa hấu, na Thái An... Bên cạnh đó, An Dương Farm còn là nơi để các bạn sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Tây Bắc đến thực tế, nghiên cứu và thực hành kỹ thuật.

Nói về chị, các đồng nghiệp đều đánh giá cao về khả năng tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, sinh viên; say mê nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thực tiễn đời sống, sản xuất của nhân dân khu vực Tây Bắc. Ghi nhận những nỗ lực, cống hiến cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, chị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Sơn La tặng nhiều Bằng khen; các cấp, ngành, Trường Đại học Tây Bắc tặng Giấy khen. Với nhiệt huyết và đam mê, chúng tôi tin, chị Nguyễn Thị Lan Anh còn đóng góp nhiều công trình, đề tài khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và khu vực.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.