Hướng đến mục tiêu phát triển cây ăn quả bền vững

Sơn La hiện là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả đứng thứ hai trên cả nước với hơn 80.000 ha. Để đánh giá toàn diện về hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc trên địa bàn tỉnh Sơn La, làm căn cứ đề xuất cho giai đoạn tiếp theo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025”.

 

Vùng trồng cây ăn quả tại xã Hát Lót (Mai Sơn).

 

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025” được triển khai từ tháng 3/2019, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Học làm Chủ nhiệm. Sau hơn một năm triển khai nghiên cứu, Đề tài đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả, gồm: Điều kiện tự nhiên, khí hậu; cơ sở hạ tầng phát triển và thuận tiện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đặc biệt các nhà máy chế biến quả đã được xây dựng ở Sơn La, sẽ là nơi tiêu thụ nông sản cho bà con, chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển cây ăn quả bền vững. Đồng thời, chỉ ra những yếu tố hạn chế sự phát triển cây ăn quả, như: Địa hình dốc, trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác và công tác quản lý giống, thuốc BVTV hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cây ăn quả ở Sơn La. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nguy cơ tăng nóng diện tích, trồng tràn lan phá vỡ quy hoạch, dẫn đến sản lượng dư thừa, giá bán thấp, bấp bênh; thiếu giống chất lượng... là những rủi ro ở mức độ cao.

 

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Đề tài, chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 -2020 nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cả hệ thống chính trị của tỉnh và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng và các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn với chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả. Năm 2019, tổng diện tích trồng cây ăn quả tỉnh Sơn La đạt 70.327 ha, tăng 46.725 ha (tương ứng 198%) so với năm 2015. Trong đó, có 92,2% là diện tích chuyển đổi từ cây lương thực kém hiệu quả (chủ yếu là cây ngô, sắn). Nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế như: Chanh leo, bơ, cây có múi... được triển khai trồng tại các địa phương. Song song với sự tăng lên về diện tích cây ăn quả thì sản lượng và giá trị sản xuất của các loại quả được thị trường đón nhận, đặc biệt các loại quả: Xoài, nhãn, thanh long đã xuất khẩu sang các thị trường 12 nước, gồm: Trung Quốc, Úc, EU, Mỹ, Nhật...

 

Để phát huy hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm cây ăn quả, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý giống cây ăn quả, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong đó, kiến nghị tỉnh Sơn La, các ngành chức năng không để tình trạng trồng cây ăn quả trên đất dốc phát triển theo hướng tự phát ở các hộ dân, vì thực tế diện tích của một số loại cây trồng và diện tích cây ăn quả của một số địa phương đã vượt quy hoạch; đối với các chính sách hỗ trợ đã có hiệu lực, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn và linh hoạt các thủ tục hành chính liên quan đến việc hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu...

 

Với những nghiên cứu chuyên sâu về chương trình cây ăn quả trên đất dốc tại Sơn La và đưa ra được những giải pháp cụ thể, Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025” là cơ sở quan trọng để các cấp, ngành chức năng của tỉnh xem xét, tham mưu, đề xuất việc phát triển cây ăn quả một cách phù hợp, hiệu quả, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La bền vững.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Đối ngoại -
    Bunpimay (lễ hội năm mới) là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đất nước Lào. Tại Sơn La, những lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học vui đón Tết Bunpimay đong đầy cảm xúc, mang theo cả hương vị quê hương lẫn tình cảm nồng hậu của bạn bè Việt Nam.
  • 'Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Kinh tế -
    Hiện nay, tỉnh Sơn La có trên 21.400 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, sản lượng ước đạt 35.000 - 45.000 tấn cà phê nhân/năm, trị giá 4.500 - 5.000 tỷ đồng.
  • 'Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Kinh tế -
    Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, huyện Sốp Cộp khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, trồng trên 1.360 ha diện tích lúa, hơn 2.170 ha trồng cây ăn quả và gần 100 ha cây dược liệu. Vùng sản xuất tập trung ở các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Mường Lèo, Mường Lạn, Sam Kha và thị trấn Sốp Cộp.
  • 'Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Thể thao -
    Sau gần 5 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, đã có bước tiến vượt bậc, góp phần nâng cao vị thế trên bản đồ thể thao trong nước và quốc tế.
  • 'Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Với 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, duy trì và nâng cao các tiêu chí, huyện Quỳnh Nhai tập trung thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân và hướng tới hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.
  • 'Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Năm học 2024-2025, huyện Sông Mã có 57 đơn vị trường học và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, với trên 48.000 học sinh. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, huyện tập trung đổi mới nội dung, cách truyền tải sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu và sát thực tế. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” trong học đường.
  • 'Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La có 16 bản, tiểu khu và hơn 100 cơ quan, đơn vị, trường học và doanh nghiệp hoạt động. Sau gần một năm đi vào hoạt động, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đã tham gia hỗ trợ Công an thị trấn giữ bình yên cuộc sống của nhân dân.
  • 'Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Nhắc đến chị Lò Thị Đôi, nhân dân bản Púng, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã ai cũng khâm phục trước nghị lực và tinh thần vượt khó của chị trong phát triển kinh tế và nhiệt tình hỗ trợ nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và hoạt động của hệ thống chính trị.