Hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Tỉnh Sơn La hiện có khoảng 640 HTX, với trên 29.700 thành viên, trong đó có 532 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã bố trí trên 9,4 tỷ đồng từ các chương trình khuyến công, khuyến nông, từ quỹ khoa học công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ các HTX đưa giống mới, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản vào sản xuất; xây dựng mô hình trình diễn tại hợp tác xã; hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến thương mại; tác động tích cực đến việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng cơ sở vật chất và nâng cao năng lực của HTX.

 

Triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp” tại HTX Nam Phượng.

 

Dự án “Xây dựng mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai” do HTX Cơ khí Xuân Hải, xã Chiềng Bằng triển khai. Sau hơn 2 năm thực hiện, Dự án đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất nước mắm từ cá mương theo phương pháp Enzyme do Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Hà Nội) chuyển giao, bằng công nghệ tiên tiến đã tạo ra sản phẩm nước mắm truyền thống đặc trưng của Quỳnh Nhai, có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch.

 

Anh Tòng Văn Hải, Giám đốc HTX Cơ khí Xuân Hải, chia sẻ: Với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, HTX đã xây dựng dây chuyền sản xuất nước mắm với quy mô 1 tấn nguyên liệu/mẻ, sản phẩm nước mắm của HTX đã được Sở Y tế cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, được bày bán tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP huyện và các điểm chợ, trung tâm mua sắm trong và ngoài tỉnh. Năm 2020, HTX cho ra thành phẩm nước mắm với số lượng khoảng 2.000 chai, mang lại hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đi mới, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

 

Còn đối với Dự án “Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” do HTX Nam Phượng, huyện Sốp Cộp thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, triển khai trên địa bàn hai xã Dồm Cang, Mường Và đã mở ra hướng nuôi mới cho nghề nuôi ong, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, xóa bỏ tập quán nuôi ong tự phát, từng bước nâng cao chất lượng mật ong và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân.

 

Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ 10 hợp tác xã áp dụng và đánh giá chứng nhận hệ thống sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho Hợp tác xã Nông nghiệp xanh 26-3 về quy trình kỹ thuật “Ứng dụng tiến bộ khoa kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất cà chua và dưa lê vàng chất lượng cao theo hướng VietGAP tại tỉnh Sơn La”.

 

Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thông tin: Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, HTX triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng xuất khẩu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

 

Hiệu quả từ các mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại các HTX đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng và khẳng định thương hiệu nông sản Sơn La.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Đối ngoại -
    Bunpimay (lễ hội năm mới) là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đất nước Lào. Tại Sơn La, những lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học vui đón Tết Bunpimay đong đầy cảm xúc, mang theo cả hương vị quê hương lẫn tình cảm nồng hậu của bạn bè Việt Nam.
  • 'Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Kinh tế -
    Hiện nay, tỉnh Sơn La có trên 21.400 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, sản lượng ước đạt 35.000 - 45.000 tấn cà phê nhân/năm, trị giá 4.500 - 5.000 tỷ đồng.
  • 'Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Kinh tế -
    Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, huyện Sốp Cộp khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, trồng trên 1.360 ha diện tích lúa, hơn 2.170 ha trồng cây ăn quả và gần 100 ha cây dược liệu. Vùng sản xuất tập trung ở các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Mường Lèo, Mường Lạn, Sam Kha và thị trấn Sốp Cộp.
  • 'Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Thể thao -
    Sau gần 5 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, đã có bước tiến vượt bậc, góp phần nâng cao vị thế trên bản đồ thể thao trong nước và quốc tế.
  • 'Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Với 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, duy trì và nâng cao các tiêu chí, huyện Quỳnh Nhai tập trung thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân và hướng tới hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.
  • 'Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Năm học 2024-2025, huyện Sông Mã có 57 đơn vị trường học và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, với trên 48.000 học sinh. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, huyện tập trung đổi mới nội dung, cách truyền tải sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu và sát thực tế. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” trong học đường.
  • 'Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La có 16 bản, tiểu khu và hơn 100 cơ quan, đơn vị, trường học và doanh nghiệp hoạt động. Sau gần một năm đi vào hoạt động, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đã tham gia hỗ trợ Công an thị trấn giữ bình yên cuộc sống của nhân dân.
  • 'Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Nhắc đến chị Lò Thị Đôi, nhân dân bản Púng, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã ai cũng khâm phục trước nghị lực và tinh thần vượt khó của chị trong phát triển kinh tế và nhiệt tình hỗ trợ nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và hoạt động của hệ thống chính trị.