Đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân

Những năm qua, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Dây chuyền sản xuất chè của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận.

           

Ông Trần Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm, thông tin: Thực hiện phương châm cầm tay chỉ việc, đơn vị đã phân công cán bộ phụ trách từng xã để tư vấn, hướng dẫn phù hợp với khả năng tiếp thu của người dân; tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện triển khai nhiều mô hình nông nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất.

           

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn sản xuất cho gần 6.600 lượt người, chủ yếu về kỹ thuật làm mạ, các biện pháp phòng chống rét cho mạ; chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, cây trồng trên nương, rau màu; kỹ thuật bón phân, tỉa mầm, phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả, cây công nghiệp; phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh dịch trên đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời; cách xây chuồng trại chăn nuôi đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè... Đến nay, toàn huyện có 3.500 ha cây ăn quả được trồng bằng giống chất lượng cao; hình thành 10 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, như: Xoài, thanh long ruột đỏ, chanh leo, khoai sọ, cà phê...

           

Vườn ổi Đài Loan hơn 300 cây của gia đình anh Lường Văn Quảng, bản Lạnh, xã Tông Lạnh, được trồng thẳng hàng, xanh tốt, quả được bao túi cẩn thận. Anh Quảng cho biết: Nhận thấy ổi Đài Loan là cây dễ trồng, nên tôi mua giống về trồng thử nghiệm, một năm sau đã cho thu hoạch, bán được giá. Tôi được tham gia các buổi tập huấn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ bón, bao túi cho trái, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, tôi còn được huyện hỗ trợ làm hệ thống phun mưa, tưới nhỏ giọt với diện tích 8.000 m², tổng thu nhập từ cây ăn quả trên 100 triệu đồng/năm.

           

Còn tại xã Phổng Lái, từ năm 2018, HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận được Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn xây dựng mô hình canh tác theo phương pháp hữu cơ, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc HTX, cho biết: HTX đang liên kết với gần 400 hộ dân trồng và chăm sóc chè. Trung bình mỗi năm, HTX bao tiêu khoảng 2.500 tấn chè búp tươi cho bà con và sản xuất 500 tấn chè khô cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Đặc biệt, mô hình 10 ha chè sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu sinh học thảo mộc sẽ giúp HTX nâng tầm thương hiệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

           

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã và đang là “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với người dân, góp phần từng bước làm thay đổi phương thức canh tác, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.