Trường THPT Chu Văn Thịnh đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú

Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, Trường THPT Chu Văn Thịnh, xã Chiềng Ban (Mai Sơn) luôn đảm bảo chất lượng bữa ăn, giúp học sinh nâng cao thể lực, bảo đảm sức khỏe để học tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một bữa ăn bán trú ở Trường THPT Chu Văn Thịnh. 

Cùng thầy giáo Nguyễn Trung Thành, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn Thịnh đến thăm khu nhà ăn bán trú của Trường đúng lúc nhân viên phục vụ bếp ăn đang chuẩn bị bữa ăn tối cho học sinh. Tại khu nhà ăn, bàn ăn được xếp gọn gàng, sạch sẽ; những khẩu phần ăn có đủ thịt, rau, cơm, canh nóng hổi. Chia sẻ với chúng tôi về việc tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú, thầy giáo Nguyễn Trung Thành, cho biết: Trường có 26 lớp học ở 3 khối lớp, với trên 1.000 học sinh (trên 95% số học sinh là dân tộc thiểu số). Trong đó, nhiều học sinh nhà ở xa cách trường hàng trăm km nên việc đi lại ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Trước thực tế trên, từ tiền hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, với mức 15 kg gạo và 460 nghìn đồng tiền ăn cho một học sinh/tháng, từ năm học 2014-2015 nhà trường đã tổ chức nấu ăn cho trên 500 học sinh bán trú, giúp các em yên tâm học hành, phụ huynh tin tưởng, đồng thuận.

Để phục vụ tốt bữa ăn bán trú, trường bố trí 11 nhân viên nấu ăn. Hệ thống bếp ăn đảm bảo vệ sinh, có nguồn nước sạch, đủ trang thiết bị, dụng cụ nấu ăn. Các dụng cụ chứa, đựng thực phẩm sống và thực phẩm chín được dùng riêng biệt. Kho lưu giữ và bảo quản thực phẩm thông thoáng và được bố trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất, nhập kho. Chị Đào Thị Lan, Tổ trưởng nhà ăn bán trú của trường nói: Để tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, chúng tôi lựa chọn những cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín và ký hợp đồng cam kết trách nhiệm đảm bảo các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi tiếp nhận thực phẩm đều được ghi chép theo dõi cẩn thận, có sự giám sát chặt chẽ của Ban Giám hiệu và nhân viên nhà ăn bán trú. Hằng ngày, thực hiện ghi bảng công khai thực phẩm và lịch chế biến thực phẩm trước mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, nhân viên nhà bếp được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ. Do nhà ăn bán trú của trường rộng trên 120 m2 không đủ chỗ cho các em cùng ăn, nên đã tổ chức cho học sinh ăn 2 ca: Buổi trưa từ 11 giờ 30, đến 12 giờ 15 phút; buổi tối từ 17 giờ 30 phút, đến 18 giờ 15 phút.

Khu nhà ở bán trú của Trường gồm 4 tầng, 52 phòng, mỗi phòng bố trí từ 6-8 học sinh. Các phòng đều sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Nhà trường đã thành lập ban an ninh trật tự, ban quản lý học sinh bán trú và đội thanh niên xung kích đảm nhiệm việc quản lý, giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy bán trú, nội quy phòng ở, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Đồng thời, kết hợp giáo dục kỹ năng sống, với các nội dung thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi và truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức dạy nghề hướng nghiệp như làm vườn, hướng dẫn học sinh cách trồng và chăm sóc khu vườn rau rộng trên 400 m2, góp phần cải thiện bữa ăn cho học sinh Trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... nâng cao đời sống tinh thần và giúp học sinh có kiến thức toàn diện.

Em Vàng A So, học sinh lớp 10B, Trường THPT Chu Văn Thịnh kể: Nhà em ở xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, cách trường hơn 100 km. Do vậy, em ăn, ở tại Trường. Tại đây, em được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể; được hướng dẫn kỹ năng sống và được chăm sóc chu đáo. Đây là điều kiện tốt để em cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn.

Nhờ tổ chức tốt việc nấu ăn cho học sinh bán trú nên các em có nhiều thời gian học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Riêng năm học 2015-2016, Trường có trên 97% số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; hơn 32% học sinh đạt học lực khá, giỏi, góp phần cùng ngành Giáo dục - Đào tạo của huyện đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để xây dựng quê hương giàu đẹp trong tương lai.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Kinh tế -
    Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến. Chính quyền các cấp, đơn vị viễn thông, ngân hàng trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tuyên truyền, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho nhân dân, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số.
  • 'Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 99,5 tỷ đồng; trong đó, 29,5 tỷ đồng thu thuế, phí, lệ phí, thu khác và 70 tỷ đồng thu từ đất. Đến nay, mặc dù nhiều khoản thu thuế, phí, lệ phí đạt cao, nhưng số thu từ đất đạt thấp, kéo số thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 31% dự toán.
  • 'Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La -
    Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
  • 'Không để trẻ em lao động trái quy định

    Không để trẻ em lao động trái quy định

    Xã hội -
    Huyện Sông Mã có trên 48.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 29% dân số. Những năm qua, huyện chú trọng công tác phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • 'Giữ vững xã không có ma túy

    Giữ vững xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhiều năm liền, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai được công nhận danh hiệu xã không có ma túy.
  • 'Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao; quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp, củng cố; cơ chế chính sách được triển khai đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 399/597 trường đạt chuẩn quốc gia; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn được quan tâm đào tạo, phát triển.