Trường THCS Quang Minh thi đua dạy tốt, học tốt

Sau một tháng khai giảng năm học 2016-2017, chúng tôi đến Trường THCS Quang Minh, xã Quang Minh (Vân Hồ). Cảm nhận được thầy và trò nhà trường đang nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học thông qua các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.

Một giờ học của các em học sinh lớp 6, Trường THCS Quang Minh. 

Thầy giáo Nguyễn Đức Viềng, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Là xã vùng 3, xa nhất so với các xã khác trong huyện, giao thông khó khăn nên việc đến trường của học sinh rất vất vả. Hơn nữa, do cuộc sống còn nghèo, người dân chưa quan tâm đến việc học tập của con mình. Vào đầu mỗi năm học, các thầy, cô giáo phải đến từng bản vận động các gia đình cho con em đến trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu thốn... Tuy nhiên, những khó khăn đó không thể cản trở quyết tâm của “những người lái đò” truyền thụ kiến thức và thắp lửa cho ước mơ của các em học sinh nơi đây. Nhờ vậy, đã thu hút được 100% học sinh hoàn thành bậc tiểu học vào học tại trường.

Ban Giám hiệu Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục qua việc triển khai thực hiện các cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...; quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Hằng năm, phân công cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện và Trường Đại học Tây Bắc tổ chức. Chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, tìm phương pháp truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất cho học sinh, tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và thường xuyên dự giờ thăm lớp để đánh giá năng lực của giáo viên, chất lượng của học sinh.  Khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Trong các năm học, tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của giáo viên... Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên, trường hiện có 12/13 giáo viên có trình độ đạt chuẩn; 6 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Năm học 2016-2017, Trường THCS Quang Minh có 95 em học sinh của 5 lớp thuộc 4 khối. Trong đó, có 41 em hưởng chế độ bán trú và ở nội trú. Các em ở nội trú đã thực hiện tốt các quy định của nhà trường, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Học tốt”, “Đôi bạn cùng tiến”... Nhờ vậy, các năm học có trên 90% số học sinh có học lực từ trung bình trở lên, trong đó 27% học sinh đạt lực học khá, giỏi. 

Để học sinh có kiến thức toàn diện, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, với những chủ đề về an toàn giao thông; công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS; kỹ năng sống; không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao với các trò chơi truyền thống, các tiết mục hát, múa dân gian... góp phần giúp các em có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Hàng tuần, tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp khu vực trường học.

Chia sẻ về nhiệm vụ trong thời gian tới của nhà trường, thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Đức Viềng cho biết: Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” quyết tâm không để bệnh thành tích ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, duy trì tỉ lệ học sinh đến trường... Vượt lên trên những khó khăn, các thầy giáo, cô giáo  luôn nỗ lực truyền đạt kiến thức để sau này, các em có thể cống hiến, xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Khải Hoàn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Kinh tế -
    Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến. Chính quyền các cấp, đơn vị viễn thông, ngân hàng trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tuyên truyền, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho nhân dân, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số.
  • 'Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 99,5 tỷ đồng; trong đó, 29,5 tỷ đồng thu thuế, phí, lệ phí, thu khác và 70 tỷ đồng thu từ đất. Đến nay, mặc dù nhiều khoản thu thuế, phí, lệ phí đạt cao, nhưng số thu từ đất đạt thấp, kéo số thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 31% dự toán.
  • 'Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La -
    Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
  • 'Không để trẻ em lao động trái quy định

    Không để trẻ em lao động trái quy định

    Xã hội -
    Huyện Sông Mã có trên 48.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 29% dân số. Những năm qua, huyện chú trọng công tác phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • 'Giữ vững xã không có ma túy

    Giữ vững xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhiều năm liền, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai được công nhận danh hiệu xã không có ma túy.
  • 'Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao; quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp, củng cố; cơ chế chính sách được triển khai đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 399/597 trường đạt chuẩn quốc gia; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn được quan tâm đào tạo, phát triển.