Trường THCS Nguyễn Tất Thành nâng cao chất lượng dạy và học

Được thành lập từ năm 2009, những năm qua, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai) luôn nỗ lực phấn đấu, nâng cao chất lượng dạy và học, khẳng định được chất lượng giáo dục. Tháng 1/2012, nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, Sở Giáo dục - Đào tạo công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2016.

 

Các em học sinh đọc sách tại phòng thư viện Trường THCS Nguyễn Tất Thành.

 

Trao đổi với cô giáo Cầm Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng nhà trường, được biết: Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của trường được đảm bảo theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia với 24 phòng học, đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng thư viện, nhà hiệu bộ, nhà đa năng và nhà công vụ. Các trang thiết bị dạy học được trang bị đồng bộ đảm bảo điều kiện thiết yếu cho công tác giảng dạy và học tập. Toàn trường hiện có 32 cán bộ, giáo viên, trong công tác giảng dạy, mỗi giáo viên luôn có ý thức cải tiến phương pháp, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình sách giáo khoa; tích cực tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức; thực hiện chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn nghiêm túc, có chất lượng; xây dựng các chuyên đề trong từng tổ chuyên môn; thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Năm học 2016-2017, có 14 giáo viên dạy giỏi cấp trường,14 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 100% cán bộ quản lý và giáo viên đều đạt chuẩn và xếp loại từ khá trở lên.

Ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã triển khai, thực hiện nghiêm túc các văn bản, hướng dẫn của cấp trên, của ngành về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; xây dựng kế hoạch đổi mới sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề dạy học theo định hướng nghiên cứu, như: Mỗi tổ thực hiện 2 chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá/1 học kì; sinh hoạt chuyên đề theo môn học; tổ chức dạy 2 buổi/ngày (trên 6 buổi/tuần), dạy tăng tiết đối với khối 7 (học mô hình trường học mới); bồi dưỡng học sinh giỏi cho khối 9 và học sinh triển vọng các khối 6,7,8. Các tổ chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy học (tích hợp, liên môn), chia sẻ, trao đổi, rút kinh nghiệm; tích cực dự giờ rút kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Mỗi giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận...

Bên cạnh đó, trường cũng tăng cường công tác kiểm tra đánh giá toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức, thay cho các bài kiểm tra hiện hành như: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở, sản phẩm học tập, kết quả thực hiện dự án học tập, thực hành thí nghiệm, bài thuyết trình của học sinh; giáo viên xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học theo “ma trận đề”, bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Trong năm học 2016-2017, chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu, tỷ lệ học lực khá, giỏi chiếm 63,5%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 97,4%, có 6 em đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 62 em đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện; 100 học sinh đoạt giải trong các cuộc thi từ cấp huyện đến cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; học sinh đỗ vào lớp 10 xếp thứ nhất trong toàn huyện.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp với học sinh. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống thông qua lồng ghép các nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống địa phương, “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”; tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, giáo dục pháp luật, phòng chống dịch bệnh, phòng chống ma túy qua các buổi sinh hoạt tập thể đầu năm, sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt Đội, Đoàn, chào cờ...

Phát huy truyền thống đoàn kết, trách nhiệm, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Tất Thành tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, phương pháp dạy học, chất lượng học sinh giỏi các cấp; giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn; tổ chức tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành phát động; tiếp tục xây dựng duy trì và giữ vững danh hiệu trường Trung học đạt chuẩn quốc gia...

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.