Quỳnh Nhai với phong trào xóa mù chữ cho chị em

Những năm qua, Hội LHPN huyện Quỳnh Nhai luôn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các lớp xóa mù chữ. Qua đó, giúp hội viên nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 

Lớp học xóa mù chữ tại điểm trường Pá Uôn, Trường Tiểu học Mường Giàng.

 

Chị Lò Thị Thảo, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, cho biết: để phát huy hiệu quả lớp học xóa mù chữ, Hội đã phối hợp với Phòng GD-ĐT huyện xây dựng kế hoạch, bố trí việc dạy và học phù hợp với điều kiện từng đối tượng, tạo điều kiện tốt nhất cho hội viên tham gia. Bên cạnh việc học chữ, Hội còn lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng chống buôn bán người, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con em tránh xa các tệ nạn xã hội; hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.

Qua tìm hiểu được biết, Hội Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 196 chi hội, trên 10.200 hội viên, trong đó, số hội viên còn mù chữ chiếm 10%, trình độ nhận thức hạn chế, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc không biết chữ đã ảnh hưởng nhiều đến việc phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn... Để giúp hội viên biết chữ, nâng cao nhận thức, Hội đã chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức khảo sát, thống kê số hội viên còn mù chữ và tái mù chữ; chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và các đơn vị trường học mở các lớp học xóa mù chữ ở các địa phương có nhiều hội viên không biết chữ. Từ năm 2016 đến nay, Hội đã phối hợp mở được 84 lớp xóa mù chữ cho trên 1.600 hội viên. Mỗi lớp học diễn ra trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, đều đặn vào các buổi chiều hoặc tối từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Thời gian tới, Hội sẽ tổ chức chương trình giai đoạn 2: giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho lao động nông thôn, từ 10-15 lớp/năm.

Qua các lớp xóa mù chữ, hội viên đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ thực hiện, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế -  xã hội ở địa phương. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi bò sinh sản của chị Lò Thị Hảy, bản Co B, xã Mường Sại, mô hình nuôi cá lồng của chị Lò Thị Hoa, bản Xe Ngoài, xã Chiềng Ơn. Chị Lò Thị Hảy chia sẻ: Tôi tham gia lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 năm học 2014- 2015, qua lớp học tôi đã biết đọc, biết viết và chủ động trong việc tìm kiếm, học hỏi các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ chăm sóc đúng phương pháp, đàn bò của gia đình ngày càng phát triển tốt. Từ 6 con, sau 2 năm, số lượng đã tăng lên đến 20 con. Kinh tế ổn định, con cái được chăm lo học hành, đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong năm 2018, tôi đã đăng ký tiếp tục học lớp xóa mù chữ giai đoạn 2, để mở rộng kiến thức.

Nhờ làm tốt công tác vận động xóa mù chữ, trình độ nhận thức của hội viên phụ nữ không ngừng được nâng lên, chị em có thêm kiến thức để tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ thực hiện, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế -  xã hội ở địa phương.

Thủy Tiên (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.