Phiêng Pằn: Quan tâm chăm lo cho học sinh vùng cao

 

Học sinh Trường PTDTBT THCS Phiêng Pằn (Mai Sơn) được mặc đủ ấm mỗi khi đến lớp.

Nằm ở vùng cao nên nhiệt độ xã Phiêng Pằn (Mai Sơn) thường thấp hơn 3 - 4oC so với các khu vực vùng thấp trong huyện, đợt rét vừa qua, nhiệt độ xuống thấp, rét buốt. Trước tình hình đó, các trường học ở xã vùng cao này đã có nhiều giải pháp chăm lo sức khỏe cho học sinh, duy trì sĩ số học sinh đến lớp, bảo đảm chất lượng giáo dục.

 

Trên địa bàn xã Phiêng Pằn hiện có 1 trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS, 3 trường tiểu học và 2 trường mầm non, với trên 2.400 học sinh. Cơ sở vật chất tại một số điểm trường chưa bảo đảm; kinh tế khó khăn nên học sinh thiếu áo ấm để mặc đi học. Vì vậy, trong những ngày rét đậm, rét hại thường xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học. Để duy trì sỹ số học sinh, cũng như bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường trên địa bàn xã Phiêng Pằn chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch dạy và học phù hợp; căn cứ tình hình thời tiết thực tế để điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với những ngày thường, nếu nhiệt độ từ 10oC trở xuống cho học sinh bậc học mầm non, tiểu học nghỉ học; từ 7oC trở xuống cho học sinh THCS nghỉ học. Việc học bù do nhà trường bố trí hợp lý, bảo đảm chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định. Đồng thời, yêu cầu các trường tổ chức nấu ăn bán trú với chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo chỗ ở ấm, chuẩn bị các loại thuốc phục vụ công tác y tế học đường. Không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời khi không cần thiết...

Một ngày cuối tháng 11, có mặt tại Trường PTDTBT THCS Phiêng Pằn, nhiệt độ ngoài trời là 8oC, sương mù bao quanh các lớp học, nhưng trong các lớp, việc dạy - học diễn ra bình thường. Thầy giáo Võ Tiến Bình, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phiêng Pằn cho biết: Năm học 2017-2018, nhà trường có hơn 640 học sinh, trong đó, trên 330 em ở bán trú tại trường. Nhà trường đã sắp xếp chỗ ăn, chỗ nghỉ, nơi học tập cho các em hợp lý, nhất là công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, tổ chức nấu ăn cho các em 3 bữa/ngày. Khẩu phần ăn của học sinh đảm bảo chất dinh dưỡng và chia thành 2 ca ăn để thức ăn vẫn nóng sốt. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho các em trồng rau xanh để bổ sung thêm khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy, từ đầu năm học đến nay không có trường hợp học sinh bỏ học.

Cô giáo Phùng Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phiêng Pằn 1, cho biết: Ở đây, thời tiết vào mùa đông rất lạnh, nên việc giữ ấm cho học sinh luôn được nhà trường chú trọng. Trước mùa đông, nhà trường rà soát, kiểm tra, tu sửa phòng học, bảo đảm lớp học không bị gió lùa, có đầy đủ ánh sáng. Hằng ngày, sau mỗi giờ học, giáo viên nhắc nhở phụ huynh quan tâm sức khỏe con em bằng cách giữ ấm để tránh mắc các bệnh về hô hấp hoặc bị cảm lạnh.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tổ chức những chuyến thiện nguyện về các trường học trong xã tặng chăn bông, áo ấm cho học sinh. Gần đây nhất, đầu tháng 11, Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ (thành phố Hải Phòng) và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã tặng 15 bộ bàn ghế ăn inox, 20 áo ấm, 150 bộ quần áo, 35 cặp sách, 70 thùng mì tôm, 100 kg gạo cùng nhiều sách, vở, đồ dùng học tập cho Trường PTDTBT THCS Phiêng Pằn và Trường Tiểu học Phiêng Pằn 1; Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức tặng máy lọc nước sạch công nghệ Nano cho Trường PTDTBT THCS Phiêng Pằn... giúp các em học sinh vùng cao có thêm động lực đến trường trong mùa đông giá rét.

Với nhiều biện pháp bảo đảm sức khỏe cho học sinh trong mùa đông của các trường học tại xã Phiêng Pằn đã góp phần duy trì sĩ số học sinh đi học, ổn định các hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.