Những người “gieo chữ” bên sông Đà

Từ bến thuyền bản Canh, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai), trên chiếc thuyền khách chòng chành, xuôi dòng Đà giang chúng tôi đến xã Mường Sại, để thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn vất vả và lòng yêu nghề của những thầy, cô giáo nơi đây. Mặc dù, đường sá đi lại khó khăn, phải qua sông lụy đò, những “kỹ sư tâm hồn” vẫn ngày đêm thầm lặng cống hiến, mang tri thức đến với học sinh vùng khó khăn.

Giờ học của cô và trò lớp 1A1 Trường Tiểu học Mường Sại (Quỳnh Nhai).

Đón chúng tôi ngay tại bến thuyền, thầy giáo Trần Ngọc Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Sại bắt tay thật chặt, thầy xúc động “nhà báo vất vả quá, lặn lội sông nước đến thăm thầy trò nhà trường, quý hóa quá”; trân trọng những tình cảm của thầy, chúng tôi trả lời “làm sao vất vả bằng các thầy, cô giáo, ngày đêm bám trụ với sông Đà để truyền dạy kiến thức cho con em các dân tộc nơi đây”. Tìm hiểu được biết, đường sông là con đường ngắn nhất để đến Mường Sại, bởi đi đường sông chỉ mất khoảng 20 phút, trong khi muốn đi đường bộ phải vòng ra xã Noong Lay (Thuận Châu) rồi vào xã Chiềng Ngàm, sau đó đi sang xã Mường Sại, quãng đường phải trên 60 km mà đường đi rất khó khăn nên đi thuyền là lựa chọn tối ưu nhất để đến với Mường Sại.

Đưa chúng tôi đi thăm trường, thầy giáo Trần Ngọc Liên thông tin: Thực hiện dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La nên khu trường trung tâm được xây dựng tương đối đồng bộ, tuy nhiên, cơ sở vật chất  tại một số điểm lẻ còn khó khăn lắm, khi chưa có phòng học kiên cố, thiếu đồ dùng phục vụ giảng dạy. Trong cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều điều kiện chăm lo cho con em, nhưng được cái, các em ngoan và chăm học lắm. Mường Sại có tiếng là mảnh đất có truyền thống hiếu học, nên trong số 30 cán bộ, giáo viên nhà trường thì có tới 17 người là người con của quê hương Mường Sại, đây chính là những tấm gương để các thế hệ học sinh noi theo và phấn đấu. Cùng với đó, nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học như: tổ chức dạy 2 buổi/ngày tại trường trung tâm; phân loại học sinh yếu kém để phụ đạo thêm; phân công các thầy, cô giáo thay nhau chăm sóc, hướng dẫn học tập cho các em học sinh bán trú vào buổi tối. Nhờ đó, những năm học qua, chất lượng giáo dục của nhà trường chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%, duy trì sĩ số đạt 100%. Tuy là trường vùng 3, nhưng trường luôn đứng tốp đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học của ngành giáo dục - đào tạo huyện Quỳnh Nhai.

Trường tiểu học Mường Sại hiện có hơn 360 học sinh, học tại trường trung tâm và 5 điểm lẻ ở các bản. Trong số này, có hơn 110 học sinh ở bán trú được tổ chức nấu ăn tập trung. Tại một số bản vùng cao như: Tôm A, Tôm B, Co Sản, Huổi Tăm... cách trung tâm xã hơn 15 km đường đất, nhưng số lượng học sinh không đủ để mở điểm lẻ nên nhà trường phải đón các em từ lớp 1 xuống trường trung tâm để học tập. 6 tuổi phải xa gia đình, các em được nhà trường bố trí ở cùng phòng với các anh, chị lớp lớn để chăm sóc, cùng với đó các thầy, cô luôn quan tâm động viên các em cố gắng học tập. Gần 10 năm gắn bó với Trường Tiểu học Mường Sại, cô giáo Đỗ Thị Thu Nga, nhà ở phường Chiềng Sinh (Thành phố) chia sẻ: Các em học sinh dân tộc thường rụt rè, nhút nhát, bởi vậy các thầy cô giáo, luôn quan tâm coi các em như con em của mình vậy. Ở đây, thầy, cô giáo và học sinh như người một nhà. Điều hạnh phúc nhất đối với tôi, được dạy những lớp học trò ngoan, học giỏi, được người dân yêu mến, tin tưởng. Mừng nhất là ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt, ai cũng mong con em mình được học thật nhiều để sau này đỡ vất vả hơn. Được biết, nhà xa nên cuối tuần cô Nga mới về thăm chồng con, gia đình luôn động viên và chia sẻ với nghề giáo viên vùng sâu, vùng xa. Nhiều năm nay, chồng cô phải thay vợ để lo cho hai con ăn học chu đáo.

Được biết, Mường Sại là xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai với 3 dân tộc Thái, Mông, La Ha sinh sống tại 20 bản. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi dốc, dân cư không tập trung, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục, mấy năm về trước, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các thầy, cô giáo nơi đây thường xuyên tới các bản tuyên truyền, giải thích, để phụ huynh đồng ý cho con em ra lớp; chăm lo cho học sinh như con em của mình nên đã chiếm chọn lòng tin của phụ huynh. Hiện nay, toàn xã có 3 trường, trong đó 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em trong xã.

Chia tay Trường Tiểu học Mường Sại khi cô và trò đang tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 20-11, lời bài hát “Cô giáo về bản”do các em học sinh biểu diễn vang lên như là món quà đầy ý nghĩa, chứa đựng tình cảm mộc mạc, chân thành của học sinh vùng quê sông nước Mường Sại đối với thầy, cô. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời tri ân đến nhưng “kỹ sư tâm hồn” đang miệt mài từng ngày “gieo chữ”, thắp sáng tri thức cho con em đồng bào dân tộc từ vùng thấp đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.