Năm 2022: Đặt mục tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp hơn 2,2 triệu người

Trong năm 2022, tuyển sinh các trình độ giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu đạt hơn 2,2 triệu người, tăng khoảng 10% so với năm 2021.

Đào tạo tại Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội (Ảnh minh họa: Fanpage Hnivc).

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, mục tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của năm 2022 là khoảng 2,25 triệu người, tăng khoảng 10% so với số thực hiện năm 2021. Trong đó, tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp là 501 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là khoảng 1,7 triệu người.

Cụ thể, trong năm 2022, mục tiêu đặt ra là tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo thích ứng với sự tác động của dịch bệnh; tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các doanh nghiệp và nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương.

Năm 2021, tuyển mới giáo dục nghề nghiệp khoảng 1,896 triệu người, đạt khoảng 80% kế hoạch.Trong đó, trình độ trung cấp và cao đẳng khoảng 482 nghìn người. Trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1,414 triệu người. Tốt nghiệp học nghề theo các trình độ đào tạo khoảng 1,658 triệu người, đạt khoảng 80% kế hoạch. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%. Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,1%.

Dự kiến năm 2022, có khoảng 1.877 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong số này, có 409 trường cao đẳng, 438 trường trung cấp và 1.030 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.184, giảm 4% so với 1.221 cơ sở của năm 2021. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập chiếm khoảng 37%.

Trong năm qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045; Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, tập trung xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cơ quan này cũng hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề. Công tác tuyển sinh, đào tạo, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tổ chức đào tạo trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, qua đó góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề. Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao theo các bộ chương trình đã chuyển giao từ Australia và Đức. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo thường xuyên, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cũng trong năm 2021, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiệp tuyên dương 131 học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021. Cùng với đó, 33 học sinh, sinh viên tiêu biểu tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tuyên dương.

Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức. Qua đó, nhằm khích lệ, cổ vũ, động viên những sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nỗ lực, đam mê học tập, trau dồi kỹ năng, tỏa sáng trong lĩnh vực nghề nghiệp. Mặt khác, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.