Khởi sắc giáo dục ở vùng cao Thuận Châu

Những năm gần đây, đến với các xã vùng cao ở huyện Thuận Châu đã thấy nhiều ngôi trường được đầu tư xây dựng khang trang, không chỉ từ lớp học, nhà công vụ mà còn cả những khu bếp ăn, nhà ở bán trú... Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đang khuyến khích, động viên học sinh vùng cao đến trường.

 

Một tiết học của cô và trò Trường Mầm non Long Hẹ (Thuận Châu).

Chúng tôi đến Trường PTDT bán trú (PTDTBT) THCS Pá Lông đúng lúc thời tiết khá giá lạnh, sân trường bao phủ màn sương mù đặc quánh, vậy mà trong các lớp, học sinh vẫn say sưa học bài, khiến chúng tôi cảm thấy như ấm hơn. Vừa dẫn chúng tôi tham quan khuôn viên nhà trường, thầy giáo Hiệu trưởng Đinh Văn Tuy vừa nói với chúng tôi: Mấy năm trước, cơ sở vật chất của trường chỉ là những căn nhà gỗ, nền đất. Bây giờ khác rồi, nhà trường đã có 10 phòng học kiên cố, 1 phòng thư viện, 1 nhà ăn, 1 nhà vệ sinh... đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt cho trên 200 học sinh bán trú. Cơ sở vật chất đảm bảo đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, năm học 2016-2017, nhà trường có trên 30% học sinh đạt học lực khá, giỏi; 3 em đạt giải nhì, giải ba, giải khuyến khích các môn Lịch sử, Địa lý và Sinh học cấp huyện. Ngoài ra, còn đạt giải nhì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Mô hình xử lý rác thải trong trường học” dành cho học sinh THCS và giải khuyến khích đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện “Mô hình nhà chống ngập lụt” dành cho học sinh THCS.

Khi tới Trường PTDT bán trú Tiểu học Long Lẹ, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước diện mạo mới của ngôi trường này. Các phòng học, phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ học tập. Khu bếp ăn rộng hơn 300 m2, dụng cụ nhà bếp đầy đủ; khu nhà kí túc có 3 phòng ở, rộng gần 400 m2, ngoài ra còn có khu vệ sinh, phòng xem tivi... Hỏi chuyện em Lò Thị Hiền, học sinh lớp 5C, em thật thà: Nhà em ở bản Nà Nôm, cách trường hơn 45 km, từ lớp 1 đến lớp 4, em học ở điểm trường cách nhà 10 km. Năm nay được bố mẹ cho ra trường trung tâm học để làm quen với môi trường mới. Ở đây, chỗ học, chỗ ở sạch đẹp, lại được nhà trường nấu cơm cho ăn, em vui lắm và cố gắng học tập.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các xã vùng cao của huyện Thuận Châu có gần 30 trường học các cấp, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 95%. Đến nay, đã có trên 80% số trường học được kiên cố hóa và đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Mạng lưới trường lớp cũng được mở rộng đến các bản, tạo điều kiện cho học sinh đều được đến trường. Song song với việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp về cơ sở vật chất, huyện Thuận Châu còn quan tâm luân chuyển đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn lên giảng dạy ở các trường vùng cao. Theo thống kê, 100% các xã vùng cao của huyện huy động được trẻ 5 tuổi ra lớp; 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, không có học sinh bỏ học...

Trao đổi về công tác giáo dục ở vùng cao, ông Nguyễn Ngọc Quang, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, chia sẻ: Đối với các trường trên địa bàn các xã vùng cao điều kiện còn nhiều khó khăn, Phòng chỉ đạo tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy; ưu tiên nâng cấp đầu tư, xây dựng, sửa chữa các trường trung tâm và các điểm trường lẻ, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở bán trú, bếp ăn tập thể, các công trình vệ sinh cho học sinh bán trú. Đẩy mạnh tuyên truyền trong các cấp, các ngành và nhân dân để huy động các tập thể, cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ học tập tại các trường vùng cao. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh giỏi, khá khu vực này dần nâng lên, nhiều em học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, giáo dục ở vùng cao Thuận Châu đã có nhiều khởi sắc; quy mô trường lớp học, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên; học sinh tích cực tới lớp, tới trường. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng cao phát triển nhanh, mạnh.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.