Giảm áp lực cho giáo viên khi dạy trực tuyến

Trong gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống, trong đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Học sinh không được đến trường, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, kế hoạch học tập bị đảo lộn... khiến giáo viên, học sinh gặp phải những khó khăn, thách thức và những áp lực khi dạy trực tuyến trong thời gian dài.

Giáo viên Trường Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dạy trực tuyến cho học sinh. (Ảnh: Trường Tiến)

Thực tế, ngoài áp lực về thời gian lên lớp trực tuyến, giáo viên vừa phải thiết kế bài giảng khác với bình thường sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, vừa phải quay video, hướng dẫn học sinh làm bài, kết nối với phụ huynh, thậm chí là hướng dẫn cả thao tác sử dụng máy tính…

Ðể có những tiết học hiệu quả, tăng tính tương tác, tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên phải tìm hiểu nhiều về công nghệ thông tin và tìm các ứng dụng phù hợp vào việc dạy học của mình. Những áp lực về tâm lý còn đến từ việc chấm bài trực tuyến qua hình ảnh. Mặc dù đã quy định về thời gian nộp bài nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng học sinh nộp bài muộn, không nộp đủ bài, hình ảnh mờ khiến quá trình chấm bài mất rất nhiều thời gian. Chưa kể, giáo viên phải dành nhiều thời gian cho những công việc không tên như liên lạc với phụ huynh nếu học sinh không vào lớp, giải đáp thắc mắc của phụ huynh... Việc phải ngồi trước máy tính nhiều giờ cũng gây ảnh hưởng tới thị lực và sức khỏe, đôi lúc kéo theo tâm trạng căng thẳng. Một khi tinh thần không thoải mái chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.

Ðến ngày 11/1, cả nước vẫn còn chín địa phương dạy học trực tiếp, 35 địa phương kết hợp dạy trực tiếp, trực tuyến, qua truyền hình và 19 địa phương phải dạy trực tuyến, qua truyền hình.

Ðể giảm áp lực cho giáo viên trong dạy học trực tuyến, cần có sự phối hợp từ nhiều phía, đặc biệt giữa các bậc phụ huynh với giáo viên trong thời gian đặc biệt này. Ðây được xem là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của việc học trực tuyến. Ðối với giáo viên, phải quản lý thời gian hiệu quả để tránh quá tải trong công việc, đồng thời tranh thủ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống; kiềm chế, kiểm soát được cảm xúc, sự bình tĩnh trong quá trình tương tác với học sinh.

Mặt khác, các cơ sở giáo dục cần tổ chức hỗ trợ giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến cũng như chia sẻ cách thức tổ chức dạy học; thực hiện theo hướng tinh gọn, giảm nhẹ các yêu cầu về hồ sơ sổ sách, giảm thời lượng tiết học cũng như cắt giảm nội dung không cần thiết. Việc này sẽ giảm được áp lực cho cả giáo viên và học sinh, giúp giáo viên có nhiều thời gian tập trung vào việc đổi mới chất lượng bài giảng.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần có giải pháp tổng thể, trong đó tăng cường tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về dạy học trực tuyến; tổ chức các lớp học bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để sử dụng tốt các công cụ trong phần mềm dạy học; cung cấp kỹ năng, phương pháp để biên soạn bài giảng trực tuyến và kinh nghiệm dạy học trực tuyến với một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ðáng chú ý, các nhà mạng cần tích cực hỗ trợ các nền tảng, đường truyền giúp việc dạy học trực tuyến được thông suốt, thuận lợi. Có như vậy, việc dạy và học trực tuyến mới trở nên hiệu quả và đạt chất lượng.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.