Chuyện về những thầy giáo cắm bản

“Điểm trường Đá Đỏ chỉ cách trung tâm xã mười cây số, nhưng phụ nữ không thể tự vào đó một mình được đâu, mùa này bà con lên nương thu hoạch dong riềng, nhà nào cũng khóa cửa nên khó tìm người để hỏi đường lắm, tôi sẽ cùng một tri thức trẻ làm hoa tiêu dẫn chị vào đó”. Đó là lời của Chủ tịch UBND xã Kim Bon (Phù Yên) Bàn Văn Châu khi biết tôi có ý định vào thăm điểm trường tiểu học cắm bản.

 

Một giờ học của thầy và trò điểm Trường Tiểu học Đá Đỏ.

 

Quả thực đúng như lời ông Châu nói, không tính quãng đường 40 km từ trung tâm huyện lên xã Kim Bon đã vô cùng khó khăn do đường sử dụng nhiều năm đã xuống cấp, cùng với nhiều điểm sạt lở sau trận lũ quét vừa qua tuy đã được khắc phục, nhưng vẫn rất khó đi. Đoạn đường mười cây số từ trung tâm xã đến điểm trường tiểu học Đá Đỏ, nếu tay lái “non” chắc chắn sẽ không dễ dàng vượt qua. Đường tuy to, ô tô vào được tận bản nhưng đã xuống cấp, những trận mưa nơi rẻo cao này đã rửa trôi hết lớp đất thịt, trơ lại toàn đá tai mèo, khiến chiếc xe số của chúng tôi cứ ì ạch cài số một mà leo dốc. Con đường một bên là núi, một bên là vực sâu thăm thẳm, với vô số lần lên dốc xuống đèo, thỉnh thoảng có đoạn gặp những đoạn xóc tưởng bay ra khỏi xe, làm tôi sợ xanh mặt. Ông Châu vừa lái xe vừa trấn an: Chị yên tâm ngồi chắc vào nhé, đường này tôi đi quen rồi, qua hết con dốc này là đến điểm trường thôi.

Sau hơn 30 phút gồng người vượt qua quãng đường tưởng không thể đi nổi, chúng tôi đến được điểm trường đúng vào giờ học chiều của các em học sinh. Thầy giáo Hà Văn Phiêng, Khu Trưởng tại điểm trường tiểu học Đá Đỏ niềm nở đón chúng tôi. Trong ngôi nhà gỗ 2 gian đã cũ, thầy rót nước mời khách, không quên hỏi thăm những trở ngại mà chúng tôi đã gặp phải trên quãng đường vào đây. Thầy Phiêng bảo: Ở đây có tất cả 42 em học sinh theo học chia đều 3 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 3. Tôi cùng hai thầy giáo trẻ nữa đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy tại đây, mỗi thầy một lớp dạy đều đặn các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu và hai buổi chiều thứ ba và thứ tư. Có trường, có lớp, học sinh không lo “thất học” nhưng hành trình đến với con chữ của các em cũng gian khổ và vất vả như con đường vào đây vậy. 100% các em đều là con em dân tộc Mông, ở bản đặc biệt khó khăn của xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên tỷ lệ chuyên cần của các em ở đây rất thấp. Nhớ lại mấy năm trước, ở điểm trường thường xuyên có hiện tượng nghỉ học, nhất là khi vào vụ thu hoạch lúa nương, ngô hay dong riềng… Các cháu thường theo cha mẹ lên nương. Có những ngày, các thầy đến lớp nhưng không có trò nào, lại phải đến từng nhà vận động các em đến trường để học. Có hôm đón được em này về trường rồi lại đi đón em khác, về đến nơi, em học sinh đón đầu tiên đã về nhà.

Yêu nghề, mến trẻ, tuy gian nan, vất vả là thế nhưng những giáo viên cắm bản ở nơi đây không hề phàn nàn dù chỉ một lời. Với họ, chặng đường mang con chữ về bản tuy gập ghềnh nhưng được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh nơi vùng cao khó khăn này là một niềm vui, niềm tự hào. Thầy giáo Lò Văn Dũng, 25 tuổi, hiện đang phụ trách dạy lớp 1 với 14 học sinh, chia sẻ: Tốt nghiệp ra trường, tôi được phân công về dạy tại điểm trường Đá Đỏ, nhà tôi ở bản Phố Mới (Gia Phù) vì dạy cách nhà hơn 40 km nên cả tuần tôi mới về thăm vợ con một lần. Mỗi lần về, tôi lại chở gạo, rau và đồ khô lên trường để làm lương thực cho tuần sau. Thời gian ở trường còn nhiều hơn ở nhà, mãi thành quen, không được lên lớp để dạy trẻ làm toán, không được nghe tiếng bi bô tập đánh vần, tôi nhớ lắm.

Chuyến lên bản lần này khiến chúng tôi thêm cảm phục nghị lực của các thầy giáo cắm bản hết lòng vì học sinh đồng bào dân tộc. Chia tay các thầy tại điểm Trường Tiểu học Đá Đỏ khi ngày Nhà giáo Việt Nam đang gần kề, chúng tôi thầm chúc cho các thầy có thật nhiều sức khỏe, luôn “vững tay lái” để như những người lái đò thầm lặng đưa con chữ đến các thế hệ học sinh nghèo nơi đây.

 

Lò Thái (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.