Cần đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Tiểu học Nậm Công

Trường Tiểu học Nậm Công (xã Huổi Một, Sông Mã) mới được tách ra từ Trường Tiểu học Huổi Một từ tháng 8/2016, gồm trường trung tâm và 2 điểm trường Nậm Pù, Nà Nghiều, với tổng số 18 lớp học, 427 học sinh và 22 cán bộ, giáo viên. Hiện trường đang gặp khó khăn vì tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

Học sinh bán trú Trường Tiểu học Nậm Công phải ngồi ăn ngoài trời.

Vượt 15km từ trung tâm xã Huổi Một, xuôi theo quốc lộ 4G, qua cầu Khua Họ, đi bộ thêm gần 1km, vừa vượt suối, vừa đường đất lầy lội, chúng tôi có mặt tại Trường. Cô giáo Dương Thị Phượng, Phó Hiệu trưởng nhà trường dẫn chúng tôi đi thị sát một vòng quanh trường, vừa đi cô vừa chia sẻ: Vì trước đây là điểm trường lẻ, nên cơ sở vật chất thiếu thốn, hiện trường trung tâm cũng chỉ có 8 phòng học và 1 phòng chờ; phòng hành chính, hiệu bộ, văn phòng và các phòng chức năng chưa có, bàn ghế, phòng học cũng không đủ chỗ cho học sinh học tập. Cũng vì thế, trường chưa có tường bao, khuôn viên, sân trường... đường vào trường phải qua suối, thế nên cả khi nước cạn lẫn lúc nước dâng, cô, trò đều phải lội qua. Những ngày mưa, đoạn đường đất đi vào trường thực sự là một thách thức không dễ vượt qua, nhiều em bị ngã lấm bẩn quần áo.

Một khó khăn nữa là nhà trường có 102 học sinh ăn, ở bán trú nhưng chỉ có 2 phòng ở 60m2 và 24 chiếc giường nên các em phải ghép 3 đến 4 em một giường. Dù khó khăn, song do được hướng dẫn sinh hoạt trong môi trường tập thể nên giờ giấc học tập, nghỉ ngơi sinh hoạt được các em chấp hành nghiêm túc. Đến giờ ăn, các em ở bán trú nhanh chóng đến nhà bếp (trường đang sử dụng tạm 1 phòng học để làm nhà bếp) lấy khay đồ ăn đã được chia phần, bê ra khu vực thầy, cô giáo đã sắp xếp sẵn bàn ghế có mắc bạt để tránh mưa, nắng. Bắt chuyện với em Và Thị Đua (lớp 4A) trong lúc đang đợi lấy phần cơm, em thật thà: Nhà em ở bản Túp Phạ B, cách trường 6km, nên được xuống đây ăn, ở bán trú tại trường. Song đồ đạc của trường còn thiếu thốn lắm nên nếu ăn ở đây, mưa thì dễ bị ướt, còn trời nắng thì rất nóng, chúng em rất mong sớm có nhà bếp ăn bán trú kiên cố.

Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của nhà trường cũng gặp khó, hiện vẫn phải sử dụng nước mó tự nhiên, vào mùa cạn thì không có nước để dùng. Công trình vệ sinh của trường đã được dự án EU hỗ trợ xây dựng năm 2001, nhưng đã bị xuống cấp; số lượng học sinh bán trú lại đông nên còn khó khăn.

Cô giáo Phượng cũng chia sẻ thêm: Trước mắt, nhà trường đang đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công nhà bếp và phòng ăn cho học sinh. Tuy nhiên, kinh phí xây dựng phòng ở bán trú, bếp ăn, nhà ăn... còn thiếu, nhà trường đang khắc phục bằng cách xin trả dần nhà thầu trong 3 năm; tiếp tục vận động xã hội hóa, nhưng người dân nơi đây chủ yếu thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên trường rất mong được các cấp, các ngành hỗ trợ thêm để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ học tập cho nhà trường, giúp thầy và trò yên tâm đến trường, đến lớp.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Kinh tế -
    Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến. Chính quyền các cấp, đơn vị viễn thông, ngân hàng trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tuyên truyền, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho nhân dân, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số.
  • 'Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 99,5 tỷ đồng; trong đó, 29,5 tỷ đồng thu thuế, phí, lệ phí, thu khác và 70 tỷ đồng thu từ đất. Đến nay, mặc dù nhiều khoản thu thuế, phí, lệ phí đạt cao, nhưng số thu từ đất đạt thấp, kéo số thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 31% dự toán.
  • 'Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La -
    Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
  • 'Không để trẻ em lao động trái quy định

    Không để trẻ em lao động trái quy định

    Xã hội -
    Huyện Sông Mã có trên 48.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 29% dân số. Những năm qua, huyện chú trọng công tác phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • 'Giữ vững xã không có ma túy

    Giữ vững xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhiều năm liền, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai được công nhận danh hiệu xã không có ma túy.
  • 'Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao; quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp, củng cố; cơ chế chính sách được triển khai đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 399/597 trường đạt chuẩn quốc gia; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn được quan tâm đào tạo, phát triển.