Âm hưởng tiếng trống nhắc học đêm

Qua giới thiệu của Huyện Đoàn Sông Mã, chúng tôi đến xã Mường Hung để “thực mục sở thị” mô hình Tiếng trống học bài trong đêm của Đoàn xã.

Đoàn viên Chi đoàn Thanh niên bản Huổi Ỏi, xã Mường Hung (Sông Mã)

hướng dẫn các em học sinh ôn bài.

Niềm nở đón chúng tôi ngay đầu cầu treo Mường Hung, anh Lương Mạnh Việt, Bí thư Đoàn xã Mường Hung đưa chúng tôi đến bản Huổi Ỏi của đồng bào Khơ Mú, vừa đi anh vừa trao đổi: Năm 2014, từ một lần đi tập huấn cho cán bộ Đoàn tại Trường Chính trị tỉnh, trong một buổi ngoại khóa cùng chia sẻ với nhau về các mô hình hay tại cơ sở, thấy mô hình tiếng trống học đêm tại xã Chiềng Ve (Mai Sơn) rất phù hợp với những bản vùng sâu, vùng xa, anh liền tranh thủ học hỏi kinh nghiệm. Tại buổi giao ban của Đoàn xã, khi thông qua mô hình, mọi người đều đồng tình ủng hộ, vậy là từ năm học 2014-2015, Đoàn xã áp dụng luôn cho Trường THCS Mường Hung, rồi lần lượt đến các bản Mường Hung, Nà Ngần và Huổi Ỏi. Để tạo sự đồng thuận, các chi đoàn chủ động xin ý kiến chi bộ, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em ăn bữa tối trước giờ học bài, giảm âm thanh hoặc tắt ti vi trong giờ học bài của các em; sử dụng đèn bàn hoặc bóng đèn màu vàng, thời gian học từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút. Riêng mùa đông bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ mỗi ngày (trừ các dịp lễ và tối thứ 7). Hình thức thông báo bằng trống, loa công cộng, kẻng hoặc mõ tùy điều kiện của từng chi đoàn. Sau khi tiếng trống học đêm vang lên, tổ đội thanh niên xung kích ở các bản sẽ đi kiểm tra việc học tập của các em; các tổ này đều có sổ ghi chép và có thể tiến hành kiểm tra đột xuất trong tuần.

Câu chuyện của anh Việt làm quãng đường 10km dốc, bụi mù, ngoằn nghèo chóng qua. Khoảng 17 giờ 30 phút chúng tôi đặt chân tới Huổi Ỏi. Tiếp chúng tôi, anh Cút Văn Học, Bí thư chi đoàn bản, không giấu diếm: Trước đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên chuyện học hành không được coi trọng, học sinh bỏ học nhiều, người có trình độ cao nhất bản cũng chỉ lớp 9. Từ khi chi đoàn phát động mô hình, ai cũng hưởng ứng vì tất cả là để con em được học hành. Gia đình nào không có điều kiện mua bàn học, chi đoàn đóng giúp bộ bàn ghế. Hay nhất là nhờ có tiếng trống, tiếng loa nhắc nhở không chỉ việc học mà các hoạt động khác cũng đi vào nền nếp. Bản bây giờ không còn em nào bỏ học, năm học vừa rồi có 5 em đạt học sinh tiên tiến đấy!

Đúng 19 giờ, tiếng loa phát thanh của bản thông báo đã đến giờ học bài vang lên. Chúng tôi theo tổ đội xung kích của bản trực tiếp đi kiểm tra việc học của các em. Thấy nhà nào cũng vặn nhỏ tivi, loa đài đều tắt, không gian yên tĩnh đến lạ thường. Vào nhà em Cút Thị Hoài Anh, học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Nà Ngần, xã Mường Hung, thấy em đang ngồi ngay ngắn bên góc học tập, em thật thà: Từ khi có loa, em được học bài đúng giờ, lại được cô giáo, các anh, các chị dạy cách học bài, em đã học tốt lên. Năm học vừa rồi em đạt học sinh tiên tiến!

Chia tay với bản Huổi Ỏi, chúng tôi di chuyển sang Trường THCS Mường Hung lúc 20 giờ 30 phút. Trao đổi về hiệu quả mô hình, anh Vũ Mạnh Cường, Bí thư Chi đoàn nhà trường chia sẻ: Trường có các em học sinh ăn, ở bán trú tại trường, nên khi triển khai mô hình này được tập thể nhà trường đồng tình ủng hộ. Ngày nào cũng vậy, khi nghe tiếng trống báo hiệu vang lên, từ 19 giờ đến 21 giờ tất cả các em ở bán trú đều tham gia lớp học dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Chi đoàn đã chia khối từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi khối là 2 lớp, cứ 5 học sinh một nhóm, chọn cử 1 bạn học tốt nhất làm nhóm trưởng kèm cặp các bạn học yếu hơn, còn các cô quản lý và đôn đốc các em học tập. Bài nào khó thì sẽ giảng giải cho cả lớp hoặc giúp đỡ từng em một. Đây cũng là thời gian mà các thầy cô quan tâm, động viên các em nhiều hơn, truyền đạt kiến thức được kỹ hơn, nâng cao kiến thức cho các em. Qua mô hình, lực học của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả năm học 2015-2016, nhiều em liên tục đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, có những em từ học lực trung bình lên học lực khá, có 12 em đạt học sinh giỏi, 45 em đạt học sinh khá... Đặc biệt, đã hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, tỷ lệ học sinh bỏ học chỉ còn dưới 0,7%.

Theo anh Lương Mạnh Việt, thời gian tới, Đoàn xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trong toàn xã, nhất là 6 cơ sở Đoàn xã kết nghĩa, để thay đổi nhận thức của người dân về việc học, xây dựng nề nếp học tập, ý thức tự rèn luyện giúp các em và cha, mẹ các em hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của con em mình.

Tiếng trống học bài trong đêm của Đoàn xã Mường Hung không chỉ tăng cường nhận thức và hoạt động của Đoàn Thanh niên trong công tác chăm sóc thanh thiếu nhi ở cơ sở; góp phần xây dựng phong trào toàn dân chăm lo cho giáo dục, tạo điều kiện cho các em trong độ tuổi đến trường đầy đủ; nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, hình thành nên những công dân tốt có kiến thức, có trình độ, góp phần xây dựng bản làng giàu đẹp, văn minh và thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

    Kinh tế -
    Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến. Chính quyền các cấp, đơn vị viễn thông, ngân hàng trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tuyên truyền, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho nhân dân, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số.
  • 'Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Vân Hồ tập trung các giải pháp thu ngân sách

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Vân Hồ được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 99,5 tỷ đồng; trong đó, 29,5 tỷ đồng thu thuế, phí, lệ phí, thu khác và 70 tỷ đồng thu từ đất. Đến nay, mặc dù nhiều khoản thu thuế, phí, lệ phí đạt cao, nhưng số thu từ đất đạt thấp, kéo số thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 31% dự toán.
  • 'Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La đồng hành cùng doanh nghiệp

    Agribank Sơn La -
    Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
  • 'Không để trẻ em lao động trái quy định

    Không để trẻ em lao động trái quy định

    Xã hội -
    Huyện Sông Mã có trên 48.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 29% dân số. Những năm qua, huyện chú trọng công tác phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • 'Giữ vững xã không có ma túy

    Giữ vững xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhiều năm liền, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai được công nhận danh hiệu xã không có ma túy.
  • 'Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao; quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp, củng cố; cơ chế chính sách được triển khai đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 399/597 trường đạt chuẩn quốc gia; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn được quan tâm đào tạo, phát triển.