“Thư viện xanh” ở Trường Tiểu học Pú Bẩu

Khi đến Trường Tiểu học Pú Bẩu (Sông Mã), hình ảnh chúng tôi khá ấn tượng là từng tốp học sinh hồ hởi tìm đọc các loại sách trong không gian thư viện ngoài trời của nhà trường. “Thư viện xanh” rất giản dị nhưng đã và đang đem các loại kiến thức, tư liệu cần thiết đến với các em học sinh miền núi.

 

Học sinh Trường Tiểu học Pú Bẩu đọc sách, báo trong “Thư viện xanh”.

 

“Thư viện xanh” của nhà trường được đặt ở khoảng đất trống nối tiếp giữa nhà hiệu bộ và khu lớp học, chỉ vẻn vẹn 10 bàn trong diện tích 22 m2, khởi công xây dựng từ mùa hè năm học 2015-2016. Thầy giáo Thào Bả Công, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Công trình được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa và một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Ở đây nhân dân còn nghèo lắm, phụ huynh không có tiền để đóng góp đâu, nên chúng tôi đã vận động nguồn hỗ trợ từ cán bộ xã, bản và chính anh chị em giáo viên trong nhà trường. Sau khi gom góp được gần 15 triệu đồng hỗ trợ, nhà trường mua nguyên vật liệu, thuê thợ đóng 2 giá sách (cao 2 mét, rộng 35 cm, dài 2 mét), hơn 20 m2 mái tôn, in khẩu hiệu trang trí, biển tên. Còn những việc như đào đất, san nền thì các thầy giáo, cô giáo xắn tay nhau cùng làm.

Qua quan sát, chúng tôi thấy thư viện ngoài trời này hiện mới chỉ có gần 10 đầu sách gồm sách tham khảo, sách nâng cao, truyện tranh, cùng các loại báo Thiếu nhi dân tộc, báo Măng Non... tất cả chủ yếu được cấp từ Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, một phần do các thầy, cô giáo mang đến. Hằng tháng, cán bộ thư viện cố gắng đổi báo đều đặn, bổ sung thêm sách, báo để các em được cập nhật thêm thông tin mới. Bởi học sinh chủ yếu là người dân tộc, vốn tiếng Việt chưa nhiều, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thường xuyên đưa các em đến “Thư viện xanh” đọc sách, báo, tạp chí để tăng khả năng nghe, đọc, viết ngoài các giờ học chính khóa, phụ đạo trên lớp. Thầy giáo Đèo Văn Thiệt, cán bộ phụ trách thư viện rất vui: Khi chưa có “Thư viện xanh”, học sinh ít đọc sách, báo lắm. Bây giờ, các em ra đây thường xuyên hơn. Ngoài các giờ học trên lớp, thời gian học ở trường, các em học sinh nhà gần, hoặc ở bán trú tại trường đều tới đây để đọc báo, đọc truyện, xem tranh... nhờ đó các em có thêm nhiều thông tin bổ ích, nâng cao vốn tiếng Việt.

Sau hơn 1 năm hoạt động, “Thư viện xanh” đã góp phần nâng cao chất lượng học tập, duy trì sỹ số lớp học. Năm học 2016 - 2017, toàn trường có trên 97% số học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học, trên 94% số học sinh đạt đủ năng lực và phẩm chất, không có học sinh bỏ học, nghỉ học không có lý do. Đây là niềm vui, cũng là nguồn động viên to lớn để các thầy, cô tiếp tục “bám trường, bám lớp” ở vùng cao Pú Bẩu. “Thư viện xanh” nằm trong sân trường, lại có không gian mở, thoáng đãng, có thể đọc bất cứ lúc nào nên được nhiều bạn nhỏ thích thú, thường xuyên vào đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin. Em Vừ A Hoàng, học sinh lớp 4A vui vẻ: Em thích “thư viện xanh” lắm. Ngày nào, ra chơi, em hay đọc báo Thiếu nhi dân tộc, em thích nhất là mục các tấm gương học tập tốt, em sẽ cố gắng đi học đầy đủ, học thật giỏi và ước muốn sau này trở thành bác sỹ, chữa bệnh cho mọi người. Em muốn sẽ có thêm nhiều sách báo, truyện mới để học hỏi được nhiều hơn.

Hình ảnh các em học sinh nhỏ bé chăm chú đọc từng trang sách trong không gian “Thư viện xanh” khang trang, sạch đẹp để lại dấu ấn đẹp trong chúng tôi khi rời Pú Bẩu. Hình thức thư viện gần gũi này đã và đang góp phần đem kiến thức mọi mặt, bổ sung thêm cho trẻ em vùng cao. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng hành của những trang sách, các em sẽ học tập thật tốt, thực hiện được ước mơ của mình.

Thu Hằng (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.