Máy đo SpO2 là máy đo nồng độ ô-xy trong máu ngoại vi (pulse oximeter). Đây là một trong những thông số đặc biệt quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi sức của người bệnh. Một người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa ô-xy động mạch ngoại vi (SpO2) trong khoảng từ 95-100%. Nếu con số này hạ xuống dưới mức 90% thì bắt đầu gây nguy hiểm.
Theo Bộ Y tế, sau tiêm vaccine phòng Covid-19, người cao tuổi cần có người thân/người chăm sóc bên cạnh để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên trong vòng 24 giờ và 7 ngày sau tiêm chủng. Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K tại nhà và tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có rất nhiều điều mà các F0 và người nhà F0 có những phương pháp chăm sóc, điều trị chưa đúng như xông hơi quá nhiều lần, sử dụng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc dự phòng hoặc tự ý điều trị kháng sinh.
Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, cuối cùng tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để diệt virus.
Người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để bảo đảm cách ly và tự điều trị, đó là: các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…; nhóm các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải.
Trẻ cần được theo dõi các triệu chứng ở miệng, da, họng hoặc bất thường về thần kinh, tiêu hóa, tim mạch trong 28 ngày sau tiêm vaccine Covid-19, nhất là trong 7 ngày đầu tiên sau tiêm để phát hiện dấu hiệu bất thường đưa tới cơ sở y tế kịp thời.
Những khuyến cáo về chỉ định tiêm vaccine Covid-19 sẽ khác nhau ở từng quốc gia, từng khu vực cũng như từng cá thể miễn vẫn bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của vaccine, giúp ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.
Các chuyên gia y tế nói chung và các chuyên gia về ung thư đều đồng ý rằng bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng cần được tiêm phòng vaccine Covid-19.
Theo hướng dẫn, ngày 28/12, của Bộ Y tế, F0 cách ly, điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi đã cách ly, điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2.
Điểm quan trọng nhất khi tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho người nhiễm HIV là phải sàng lọc, phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội cấp tính ở người nhiễm HIV.
Các kháng thể đạt được sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cao hơn ở phụ nữ và người trẻ so với nam giới và các đối tượng trên 65 tuổi, nhưng cũng nhanh chóng giảm 50% chỉ sau 6 tháng đối với tất cả các đối tượng.
Đến nay đã có 16 tỉnh, thành phố tiêm vaccine cho trẻ em với tổng số vaccine là 1.414.228 liều. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 15,5% dân số từ 12-17 tuổi.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng đinh, đối với trẻ đã tiêm và chưa được tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế đã có hướng dẫn căn cứ vào cấp độ dịch của từng địa phương để quyết định cho đi học trực tiếp hay không.
Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển sẽ phải trì hoãn tiêm chủng. Những trẻ phải thận trọng khi tiêm chủng là nhóm có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hoặc rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.
Pfizer/BioNTech khẳng định vaccine của hãng này đạt hiệu quả 90,7% chống lại virus SARS-CoV-2 trong cuộc thử nghiệm lâm sàng trên trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
Bộ Y tế đã có văn bản số 8688/BYT-DP về việc tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi. Việc tiêm phòng được thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp.