Chủ động ứng phó, kịp thời hỗ trợ nạn nhân thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh luôn chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để cùng với cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức ứng phó, kịp thời hỗ trợ các nhóm yếu thế trong trường hợp thiên tai, thảm họa xảy ra.

Ông Trà Quyết Thắng, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cho biết: Năm 2020, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh ước tính trên 15 tỷ đồng, có 2 người chết, 6 người bị thương; 823 nhà bị tốc mái, sập đổ hoàn toàn hoặc phải di dời và thiệt hại nhiều tài sản khác của Nhà nước và nhân dân.

           

Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đơn vị trao gạo hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai.

           

Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã  kiểm  tra,  khảo  sát,  nắm  bắt  tình  hình, báo cáo Trung ương Hội và được hỗ trợ 50 triệu đồng tiền mặt, 50 thùng hàng gia đình, 50 bộ dụng cụ sửa chữa nhà, kịp thời cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị thiệt hại.

           

Ngoài ra, Hội còn vận động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại thiên tai với tổng số tiền trên 80 triệu đồng, 4.560 chiếc bánh chưng, 4.000 kg gạo tẻ và các nhu yếu phẩm, nước uống, quần áo, chăn, màn, tổng trị giá hoạt động phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai năm 2020 ở các cấp Hội toàn tỉnh đạt gần 6,5 tỷ đồng, thực hiện cứu trợ cho 13.531 lượt người.

           

Còn Hội Chữ thập đỏ các huyện, thành phố cũng đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, tiêu biểu, như: Hội Chữ thập đỏ Thuận Châu cứu trợ kịp thời cho 880 hộ gia đình với số tiền, hàng trị giá trên 323 triệu đồng; Mộc Châu cứu trợ 250 lượt người, với số tiền, hàng trên 372 triệu đồng; Phù Yên cứu trợ 280 lượt người, trị giá gần 30 triệu đồng...

           

Bà Hoàng Thị Yên, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mộc Châu, cho biết: Đợt mưa đá giông lốc năm 2020, huyện Mộc Châu bị ảnh hưởng nặng làm hư hỏng hàng trăm mái nhà và gây thiệt hại một số diện tích hoa màu, cây ăn quả, Hội CTĐ huyện đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, hội chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ bao gồm 50 triệu đồng tiền mặt, 50 thùng hàng gia đình, 50 bộ dụng cụ sửa chữa nhà ở có tổng trị giá gần 150 triệu đồng chuyển trao cho hơn 100 gia đình tại các xã bị thiệt hại bởi mưa lốc, đây là sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực đối với các gia đình đang gặp khó khăn bị thiệt hại do thiên tai giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

           

Mùa mưa lũ năm nay, Hội CTĐ tỉnh đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai, thảm họa theo quy mô và phân cấp, cụ thể: quy mô trung bình (thiệt hại không nhiều - tương ứng cấp độ rủi ro thiên tai mức l và 2), Hội Chữ thập đỏ huyện, xã chủ động ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; cứu trợ tại chỗ) và gửi báo cáo về Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đối với quy mô lớn (xảy ra trên diện rộng, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản - tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai mức 3,4,5) thì Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện, thành phố khẩn trương đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ và đề nghị Trung ương Hội cứu trợ, đồng thời, phân công lãnh đạo, chuyên viên trực 24/24 nếu có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh xảy ra để xử lý theo chức năng nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi tình hình thiên tai, thảm họa, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cứu trợ khẩn cấp; theo dõi tổng hợp cập nhật và phân bổ hàng cứu trợ kịp thời.

           

Ngoài ra, Hội sẽ tổ chức các hoạt động hỗ trợ người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ các đợt khám, chữa bệnh nhân đạo, phòng chống dịch bệnh cho người dân nơi bị thiên tai, thảm họa; tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách phòng chống và ứng phó với dịch bệnh COVID-19; vận động tình nguyện viên hỗ trợ các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, phòng ngừa thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; chuẩn bị hàng hóa, vận chuyển hàng cứu trợ đảm bảo kinh phí phương tiện cho các hoạt động cứu trợ.

           

Với những giải pháp tích cực trong công tác ứng phó, phòng chống thiên tai, thảm họa mà các cấp hội CTĐ trên địa bàn tỉnh thực hiện, góp phần giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tính mạng, tài sản, ổn định cuộc sống người dân.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.