Thu nhập ổn định từ mô hình kinh tế tổng hợp

Năng động, dám nghĩ dám làm, chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bà Lường Thị Oanh, bản Đông Khùa, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Giọng nữ
Cán bộ xã Tú Nang hướng dẫn bà Lường Thị Oanh chăm sóc cây dưa bở.

Năm 2022, được tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với xã tổ chức, nhận thấy lợi thế từ điều kiện khí hậu và đất đai, bà đã đầu tư hơn 30 triệu đồng trồng 4.000 m² dưa lê và 1.000 m² dưa bở; lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Bà Oanh cho biết: Gia đình áp dụng kỹ thuật canh tác bài bản, từ khâu xử lý đất, chọn giống, làm giàn, đến khâu kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Mỗi vụ, cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn dưa lê, bán với giá trung bình 30.000 đồng/kg; thu 6 tấn dưa bở, giá bán trung bình 15.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình còn trồng hơn 1 ha nhãn, mỗi năm cho thu hoạch khoảng hơn 7 tấn quả, với giá trung bình 10.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ trồng trọt đạt trên 200 triệu đồng/năm.

Tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, gia đình bà Oanh còn nuôi hơn 100 con gà thả vườn; 2 cặp bò sinh sản và 3 con lợn nái, đào hơn 1.000 m² ao nuôi cá trắm cỏ và cá chép. Hình thành mô hình kinh tế VAC, mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư, sản xuất, cho thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình, bà Oanh còn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật trồng dưa cho một số hộ trong bản, hỗ trợ giống và hướng dẫn cách cải tạo đất, luân canh cây trồng để nâng cao năng suất. Nhờ đó, nhiều hộ trong bản đã mạnh dạn làm theo và bước đầu thu được kết quả tích cực.

 Gia đình bà Lường Thị Oanh nuôi gà thả đồi.

Ông Lò Văn Kiên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Nang, đánh giá: Bà Lường Thị Oanh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu, luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình bà Oanh giúp cân đối nguồn thu quanh năm, giảm rủi ro khi thị trường nông sản biến động, tạo động lực cho nhiều hộ khác học hỏi, làm theo.

Không ngừng vươn lên, gia đình bà Lường Thị Oanh trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương, lan tỏa tinh thần dám đổi mới, biết tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Ngọc Khiêm (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.