Người lưu giữ, truyền dạy chữ viết và văn hóa dân tộc Dao

Với mong muốn, đồng bào mình ai cũng biết chữ Dao và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, ông Bàn Văn Đức, sinh năm 1967, ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ đã miệt mài lưu giữ, truyền dạy chữ nôm Dao và các phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao cho mọi người.

Ông Bàn Văn Đức dạy chữ Nôm Dao cho các học viên.

Đến thăm lớp học của ông Bàn Văn Đức được tổ chức tại Nhà bảo tồn văn hóa dân tộc Dao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng từ tháng 3/2023. Trong Nhà bảo tồn được treo những tấm phông có nội dung về các nghi lễ truyền thống của người Dao, như: Lễ quá tang, lễ cấp sắc... và một số dụng cụ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Dao.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đức chia sẻ: Từ năm 16 tuổi, tôi bắt đầu học chữ Dao. Sau 6 năm học tôi mới thành thạo chữ viết. Ngoài ra, còn học hỏi, giao lưu với bà con các tỉnh khác. Với mong muốn, đồng bào mình ai cũng biết chữ Dao và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, sau khi tích lũy được kiến thức tôi bắt đầu mở lớp dạy chữ nôm Dao.

Chữ nôm Dao là hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao. Chữ nôm Dao trước đây được sử dụng trong mọi văn tự của người Dao, từ sách vở đến ghi chép ngày, tháng, thơ, văn, di chúc, tục lệ... Chữ nôm Dao gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao. Qua thời gian, do ảnh hưởng hội nhập văn hóa nên ít người còn biết đọc, biết viết chữ nôm Dao. Ông Đức đã sưu tầm và biên soạn được 9 quyển sách để đưa vào giáo án có tên: Thưởng Cổ, Xơ Khai, Khai Thiên Tỉ, Khai Thiên Lập Địa, Nhân Chi Xơ, Thiên Tử Trống Hiền Hào, Thiên Tử, Tử Tòng, Tăng Quảng Hiền Văn.

Những cuốn giáo án với những nội dung nói về cội nguồn của người Dao, văn hóa sinh hoạt người Dao, dạy đạo đức, siêng học, siêng làm, cách đối nhân xử thế, đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau... Không chỉ dạy chữ, ông Đức còn dạy những nghi lễ truyền thống, như: Lễ cấp sắc, lễ cầu mùa... và những bài hát, điệu múa của dân tộc mình. Chữ nôm Dao là loại chữ cổ trừu tượng, giúp người học dễ tiếp thu, ông cho học viên tham dự những nghi lễ tổ chức trong bản để học hỏi thêm.

Hiện lớp học của ông Đức có 20 học viên, độ tuổi từ 15 - 70, có cả những người là thầy giáo, bí thư chi bộ, trưởng bản, cán bộ... Lớp học được dạy vào ngày mồng 1 và 15 hằng tháng, mỗi lớp học thường kéo dài 3 năm. Lớp học hiện tại đã mở được 2 năm, dự kiến cuối năm 2023 kết thúc, đa số học viên đã đọc thông, viết thạo.

Ông Bàn Văn Liềm, 60 tuổi, bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, chia sẻ: Tôi tuổi cao rồi chắc chắn học sẽ không bằng lớp trẻ, nhưng với trách nhiệm nhiều năm là bí thư chi bộ bản, tôi cố gắng đi học để làm gương cho lớp trẻ noi theo. Rất may có thầy Đức tâm huyết với nghề, truyền dạy chữ nôm Dao cho chúng tôi.

Anh Triệu Văn Quân, sinh năm 1992, tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, là học viên nhỏ tuổi nhất lớp chữ Dao, cho biết: Tôi tham gia lớp học từ tháng 9/2021. Tôi cố gắng sắp xếp công việc để tham gia đầy đủ các buổi học. Đến nay, tôi hiểu được phong tục tập quán cha ông để lại, đặc biệt là tôi đã biết chữ của dân tộc mình.

Trước nguy cơ chữ viết của một số dân tộc dần mai một, những người thầy dạy chữ nôm Dao như ông Bàn Văn Đức thật đáng trân trọng, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Dao. Với tâm huyết, miệt mài truyền dạy chữ, phong tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao, năm 2019, ông Bàn Văn Đức được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Phạm Hoa (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.