Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.

Giọng nữ
Bà Bùi Thị Chanh, bản Hải Sơn kể về kỷ niệm lên Sông Mã.

Vẹn nguyên ký ức

Trong ngôi nhà xây mái thái khang trang, rộng rãi, sạch sẽ ở bản Hải Sơn, Chiềng Khoong, bà Bùi Thị Chanh, năm nay 100 tuổi, là một trong những hộ dân đầu tiên của xã Hoàng Hanh, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện lên xây dựng kinh tế ở huyện biên giới Sông Mã.

Bà Chanh nhớ lại: Năm 1964, gia đình tôi gồm vợ chồng và 6 đứa con xung phong, cùng với 17 hộ làm kinh tế mới, theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Ngày đó, mỗi người được phát một chiếc balo, một đôi dép cao su và lên xe để ngược lên vùng Tây Bắc. Đoàn đi xe ô tô đến huyện Mai Sơn, sau đó đi bộ vào huyện Sông Mã. Càng đi con đường càng hiểm trở, vách cao, vực sâu, suối ngoằn ngoèo, cây cối um tùm... Ròng rã 3 ngày, đoàn đến được Sông Mã, hiện hữu trước mắt toàn thung lũng, rừng núi hoang vu.

Được bố trí nơi ở mới tại bản Hồ, xã Chiềng Khoong, các hộ dân thành lập HTX Tiên Sơn. Một thời gian sau, nhân dân xã Thủ Sỹ, huyện Yên Mỹ và xã Chiến Thắng, huyện Tiên Lữ  tiếp tục lên Tây Bắc, được bố trí ở khu Phiêng Hồ, thuộc xã Chiềng Khoong (bản Hải Sơn ngày nay), thành lập HTX Thủ Sỹ và HTX Chiến Thắng. Sau khi củng cố, các HTX nông nghiệp, ban quản trị các HTX chỉ đạo nhân dân làm nhà riêng, từng bước ổn định sản xuất và đời sống. Đầu năm 1970, HTX Tiên Sơn, HTX Thủ Sỹ, HTX Chiến Thắng hợp nhất lại, lấy tên là HTX Hải Sơn, với 67 hộ, 301 nhân khẩu. Từ đó đến nay, các hộ dân cùng nhau đoàn kết, xây dựng phát triển kinh tế.

Nhân dân bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã trao đổi kinh nghiệm chăm sóc nhãn.

Về Chiềng Khương, chúng tôi cùng ông Trần Quang Lực, Trưởng bản Hưng Hà đến thăm gia đình ông Trần Văn Mùi, năm nay 80 tuổi. Nhà ông Mùi nằm giữa đồi nhãn xum xuê đang mùa hoa nhãn nở rộ. Ông Mùi kể: Năm 1964, gia đình tôi cùng 30 hộ của xã Trung Nghĩa, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên lên đây lập nghiệp. Hơn 4 ngày đi bộ, đoàn mới lên tới xã Là, huyện Sông Mã (nay là xã Chiềng Khương). Nơi ở mới vất vả, cây cối um tùm, hoang vu, được người dân địa phương giúp đỡ; cứ thế ruộng đồng được mở rộng, bà con trồng khoai, trồng ngô, sắn... dần dần cuộc sống đỡ vất vả hơn. Gian khó là vậy, nhưng tin tưởng vào quyết sách của Đảng trong việc điều động nhân lực lên miền núi để tăng cường phát triển kinh tế, bà con rất quyết tâm. Người dân nơi đây, sống chân thành và thương yêu nhau, “củ sắn chia đôi”, khiến chúng tôi “đất lạ hóa quê hương” mà gắn bó.

Từ miền xuôi lên với núi rừng Tây Bắc, nhân dân Hưng Yên còn khó khăn, bỡ ngỡ. Song với tinh thần đoàn kết, cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các xã huyện Sông Mã đã giúp làm nhà cửa, nhường một phần ruộng nước, đất nương rẫy sản xuất; giúp trâu bò cày ruộng cùng lương thực, thực phẩm. Mối quan hệ giữa đồng bào lên khai hoang với đồng bào các dân tộc ở địa phương càng ngày thêm chặt chẽ.

Vựa nhãn ở Sông Mã

Thăm bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, là nơi đầu tiên người dân Hưng Yên đưa cây nhãn lên trồng. Ông Trần Văn Sơn, Trưởng bản dẫn chúng tôi đi thăm những cây “nhãn cổ” ở đây. Những gốc phải hai người ôm mới hết, tán rộng như mái nhà, đang mùa hoa bung nở. Ông Sơn thông tin: Hiện nay, cả bản còn 17 cây nhãn cổ của các cụ trồng từ những năm đầu. Các cây nhãn này chỉ còn giữ lại gốc, phần thân được ghép cải tạo tạo giống miền thiết; mỗi năm thu hoạch từ 5 tạ đến 1 tấn quả tươi.

Nhân dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã chăm sóc nhãn chín sớm.

Trong câu chuyện với người dân trong bản Hải Sơn, chúng tôi hiểu hơn về quá trình đưa cây nhãn Hưng Yên lên trồng trên đất Sông Mã. Khoảng năm 1967, anh em họ hàng dưới quê Hưng Yên lên chơi ở bản Hải Sơn có mang cây nhãn lồng, đặc sản quê hương tặng cho mỗi gia đình một cây làm kỷ niệm. Lúc đầu trồng nhãn chỉ để ăn, để nhớ về quê nhà. Sau này, nhân rộng làm hàng hóa; học thêm kinh nghiệm trồng nhãn ghép, trồng nhãn chín sớm, chín muộn.

“Đất lành chim đậu”, qua nhiều thế hệ, đến nay, bản Hải Sơn phát triển lên 282 hộ, với hơn 1.000 hộ dân. Hơn 60 năm, người dân ở đây tự hào với cây nhãn hợp đất, hợp khí hậu, mang lại cuộc sống ấm no. Là vùng trồng nhãn tập trung và ngon có tiếng ở Sông Mã, bản Hải Sơn hiện có 114 ha nhãn, sản lượng hơn 1.300 tấn/năm.

Người dân trong bản xây dựng 40 lò sấy long nhãn; trong đó, có 35 lò hơi nhiệt sạch, 5 lò sấy than; 2 HTX chuyên sản xuất nhãn. Năm 2022, bản Hải Sơn được công nhận danh hiệu làng nghề chế biến long nhãn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động... Cùng với sản xuất nhãn, bà con trong bản có 2 mô hình nuôi lợn, quy mô từ 60 đến 200 con trở lên; thâm canh 12 ha rau màu; cả bản hiện còn 3 hộ nghèo; bản đạt 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Đặng Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoong, cho hay: Toàn xã có 1.540 hộ, trong đó người dân gốc Hưng Yên chiếm 17,6%, sống tập trung ở bản Hải Sơn, Hoàng Mã, Liên Phương, Hồng Nam. Điều đáng ghi nhận là bà con dưới xuôi có trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cao, nhiệt tình truyền đạt, hỗ trợ phương thức làm ăn cho đồng bào các dân tộc; đồng thời tích cực mở rộng ngành nghề, phát triển thương mại, dịch vụ. Đồng bào các dân tộc trong xã đoàn kết, gắn bó, tích cực lao động sản xuất.

Chế biến long nhãn tại HTX Hoàng Tuấn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.

Nghề chế biến long nhãn cũng phát triển. Bản Hải Sơn, Hồng Nam, xã Chiềng Khoong trở thành làng nghề chế biến long nhãn, liên kết với các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn Sông Mã đi khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu. Hiện nay, huyện Sông Mã có hơn 3.000 lò sấy long nhãn, ngoài chế biến trong huyện còn nhập nhãn từ Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, mỗi năm sấy trên 5.000 tấn long nhãn khô chuyển đi tiêu thụ các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Lò Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, chia sẻ: Sự giao thoa, cộng hưởng về trình độ, kinh nghiệm sản xuất giữa người miền xuôi và người dân miền núi đã tạo sức bật cho Sông Mã phát triển. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống, thu nhập của người dân cũng được nâng cao. Phát huy truyền thống đoàn kết, Sông Mã tiếp tục đổi mới, xây dựng quê hương vùng biên ngày càng giàu đẹp.

Hơn 60 năm trôi qua, đã có thêm nhiều thế hệ người Hưng Yên được sinh ra, lớn lên trên dải đất biên cương và coi đây là quê hương thứ hai của mình. Nỗ lực lao động xây dựng kinh tế mới, những nhiệt huyết quyết tâm của thế hệ đi trước vẫn được trao truyền, kế thừa, phát huy. Trong hành trình xây dựng và phát triển Sông Mã hôm nay, sẽ luôn khắc ghi câu chuyện tình người của những thế hệ người miền xuôi đã cùng chung sức đồng lòng xây dựng quê hương vùng biên ngày càng phát triển.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.