Nghị lực vượt lên số phận

Bị liệt chân trái do biến chứng sốt bại liệt khi 3 tuổi, nhưng với niềm đam mê môn cầu lông, cùng nghị lực và quyết tâm vượt lên số phận, đã đưa anh Phạm Đức Trung, sinh năm 1975, tiểu khu 1, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, đến thành công với hàng chục tấm Huy chương Vàng Giải cầu lông người khuyết tật toàn quốc và nhiều lần đứng trên bục vinh quang tại các đấu trường quốc tế.

Đến thăm gia đình anh Trung, dễ dàng thấy những tấm huy chương được anh trưng bày trang trọng trong phòng khách. Chia sẻ về bộ sưu tập huy chương, anh Trung tự hào: Tôi không nhớ mình có tổng số bao nhiêu huy chương ở các giải dành cho người khuyết tật toàn tỉnh, toàn quốc, Paragame, Giải châu Á và thế giới. Thể thao đã thay đổi cuộc sống của tôi, là niềm vui, sự động viên, khích lệ để tôi nỗ lực phấn đấu hàng ngày, vượt qua những khiếm khuyết của bản thân.

VĐV Phạm Đức Trung và bộ sưu tập huy chương giành được tại các giải đấu.

Năm 12 tuổi, khi nhìn người bạn hàng xóm chơi cầu lông, Trung rất thích. Anh trai anh đã mua tặng một chiếc vợt cầu lông với mong muốn Trung luyện tập nâng cao sức khỏe. Ban đầu anh cầm vợt chỉ với mục đích thỏa mãn sở thích, bởi vốn dĩ môn cầu lông đòi hỏi phải di chuyển liên tục, trong khi một bên chân trái bị tật từ nhỏ. Càng chơi anh càng yêu thích, đam mê. Những động tác di chuyển cũng không còn làm khó được anh, bởi sự dẻo dai của đôi tay và lối đánh thông minh. Ngày nào, Trung cũng cầm vợt ra sân luyện tập cùng bạn bè. Nghị lực, sự miệt mài và tiến bộ từng ngày của anh khiến ai cũng cảm phục, mến mộ, bởi lẽ dù khuyết tật nhưng anh chơi cầu rất giỏi.

Lần lượt chinh phục các giải thi đấu giao hữu, phong trào do huyện Yên Châu tổ chức, thành tích của anh ngày càng được nâng lên và đứng đầu toàn huyện. Anh khát khao được thử thách bản thân, vươn tới những đấu trường lớn hơn. Năm 2003, anh được tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần 2 (ASEAN ParaGames 2), tổ chức tại Việt Nam và giành Huy chương Đồng ở bộ môn cầu lông. Cũng từ sau Đại hội này, con đường đến với thể thao thành tích cao của VĐV Phạm Đức Trung bắt đầu được mở ra. Hàng năm, cùng với việc tham gia các giải đấu cấp quốc gia, anh thường xuyên tập luyện chuẩn bị cho các kỳ thi đấu quốc tế và khu vực.

Tại Đại hội thể thao khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương (FESPIC) năm 2006, tổ chức tại Malaysia, anh đã giành Huy chương Bạc và giành Huy chương Vàng tại Ðại hội Thể thao người khuyết tật châu Á 2010 (Asian Para Games 2010), tổ chức ở Quảng Châu, Trung Quốc. Với những thành tích trên, anh Trung đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Do điều kiện sức khỏe nên những năm trở lại đây, anh Trung không tham gia các giải đấu quốc tế và khu vực. Song anh vẫn thường xuyên rèn luyện để tham gia các giải đấu dành cho người khuyết tật cấp quốc gia. Tháng 4/2023, anh tham dự Giải vô địch các môn thể thao người khuyết tật toàn quốc tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và đoạt Huy chương Bạc.

Để ổn định cuộc sống, anh Trung mở cửa hàng bán đồ thể thao và làm dịch vụ căng vợt cầu lông, có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh tổ chức lớp dạy cầu lông cho trẻ em, trở thành huấn luyện viên truyền cảm hứng và động lực cho những người khuyết tật ở địa phương vượt qua mặc cảm, tự tin vượt lên chính mình, thực hiện ước mơ. Năm 2022, gia đình anh Phạm Đức Trung được Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc vượt khó vươn lên, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Với suy nghĩ, khuyết tật là bất tiện chứ không bất hạnh, anh Phạm Đức Trung là tấm gương sáng để những người khuyết tật noi theo, tự tin hơn trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng và đóng góp cho xã hội.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.