Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giám đốc năng động trên cao nguyên

Năng động, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì tập thể là những phẩm chất nổi bật của ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, tổ dân phố Chiềng Đi, phường Vân Sơn. Ông là tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên vùng đất cao nguyên Mộc Châu.

Giọng nữ
Ông Mai Đức Thịnh giới thiệu các sản phẩm của HTX.

Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông Thịnh là dáng người khỏe mạnh. Năm 2000, ông Thịnh cùng 12 thành viên thành lập HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, mục tiêu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng và chăm sóc cây mận.

Ông Thịnh chia sẻ: HTX lấy ngày sinh nhật Bác để đặt tên để khắc ghi dấu mốc lịch sử, ngày 8/5/1959, Bác Hồ đến thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ nông trường Mộc Châu năm xưa. 16 chữ vàng Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ nông trường: “Luôn luôn cố gắng; Khắc phục khó khăn; Tiến lên thật hăng; Làm tròn nhiệm vụ”, luôn là lời nhắc nhở để HTX phấn đấu vươn lên.

Với đam mê dành cho nông nghiệp, ông Thịnh đã tìm hiểu nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm chế biến từ mận hậu. Năm 2004, ông sản xuất thành công rượu mận Mộc Châu. Sản phẩm đã tham gia trưng bày, triển lãm tại nhiều hội chợ trong và ngoài tỉnh; được tặng Huy chương vàng năm 2006 và Cúp vàng 2007 vì sức khỏe cộng đồng và đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và công nhận sản phẩm OCOP.

Đến nay, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 có hơn 50 thành viên và liên kết với trên 200 hộ nông dân, trồng 110 ha cây trồng các loại. HTX đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại vào phục vụ quá trình sản xuất; áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện nay, HTX có 6 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, gồm: Mận sấy mật ong, mận sấy gừng, mận sấy thảo dược và 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, gồm: Rượu mận, rượu mơ, rượu trưởng bản.

Ngoài ra, HTX còn tư vấn kỹ thuật và ký hợp đồng tiêu thụ từ 800-1.000 tấn các loại nông sản/năm. Doanh thu trung bình đạt từ 6-7 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của các hộ thành viên đạt 400 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân lao động đạt từ 6,5 - 8,5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt trong vụ mận hậu năm nay, đầu ra cho quả mận hậu gặp khó khăn, HTX đã tăng công suất chế biến, thu mua hơn 700 tấn mận hậu cho bà con nông dân.

Ông Lê Huy Phong, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, đánh giá: HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giá trị, xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản trên cao nguyên Mộc Châu; góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên cũng như người lao động. HTX là một trong 12 đơn vị vinh dự được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La.

Bài, ảnh: Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.