"Tỷ phú" dưới chân đèo Lũng Lô

Chúng tôi đến bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, gặp ông Nguyễn Duy Khanh, một trong những người người tiên phong trong chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ và kinh doanh. Mô hình kinh tế đem lại thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm. Ông được bà con trong vùng gọi là “tỷ phú" dưới chân đèo Lũng Lô.

Ông Nguyễn Duy Khanh (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả.

           

Ông Khanh chia sẻ: Tôi quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bố mẹ là những người đầu tiên lên khai hoang ở mảnh đất Mường Cơi. Hồi đó, gia đình nghèo, đông anh em, cuộc sống trông cả vào mấy khoảnh nương trồng ngô, sắn. 

           

Học xong THPT, ông Khanh ở nhà phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Năm 1994, ông bàn với gia đình vay mượn tiền của người thân, bạn bè xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Năm đầu tiên nuôi, gia đình xuất bán hơn 200 con lợn giống, thu trên 30 triệu đồng, trả được nợ, có thêm vốn để mở rộng chuồng trại.

           

Những năm sau đó, đàn lợn thường xuyên mắc bệnh, chủ yếu là dịch tiêu chảy, viêm da, bại liệt ở lợn con. Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm không khí cao, nên thức ăn dự trữ bị mốc khiến lợn mắc bệnh, ông đã cải tạo nền chuồng nuôi thoát nước, mua sắm thêm trang thiết bị khử khuẩn chuồng trại, tiêm phòng, dụng cụ bảo quản thức ăn bột khô cho lợn và cải tạo chuồng theo hướng chăn nuôi hiện đại. Hiện nay, gia đình ông duy trì nuôi 30 con lợn nái, 100 - 120 con lợn thịt.

Hệ thống chuồng trại nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Duy Khanh.

Cùng với phát triển chăn nuôi, năm 2012, gia đình ông Khanh chuyển đổi 4 ha đất nương trồng ngô, sắn trước đây của gia đình sang trồng cây ăn quả, chủ yếu là cam vinh và bưởi diễn. 6 năm sau, ông đầu tư cải tạo đất, ghép bưởi da xanh, cam đường canh và quýt Thái, chăm sóc theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm quả của gia đình ông đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, mỗi năm thu trên 30 tấn quả các loại, giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Đặc biệt, do áp dụng kỹ thuật để quýt Thái, cam đường canh chín muộn phục vụ dịp Tết Nguyên đán, nên giá bán luôn cao. Năm 2019, ông mua thêm đất nương trồng 4 ha bạch đàn, xoan đào, mỡ và 1 ha quýt tứ quý, hiện cây đang phát triển tốt. Ngoài ra, còn mở thêm cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi.

Vườn cây ăn quả của ông Nguyễn Duy Khanh được chăm sóc theo hướng hữu cơ

           

Ông thường xuyên hỗ trợ người dân trên địa bàn kỹ thuật trồng cây ăn quả, chăn nuôi; mỗi năm giới thiệu bán khoảng 80 - 100 tấn quả các loại, hàng nghìn con lợn giống, lợn thịt của bà con trong bản cho khách hàng ở các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai và Hà Nội. Ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 5-7 lao động địa phương, với mức tiền công từ 200-300 nghìn đồng/ngày. Ngoài ra, ông còn cho nhiều hộ trong bản mua vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi theo hình thức trả chậm không tính lãi.

           

Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Mường Cơi, nhận xét: Ông Khanh là người dám nghĩ, dám làm, hăng say lao động và là người có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ông Nguyễn Duy Khanh (áo xanh, bên trái) trao đổi kinh nghiệm trồng cây đu đủ đường.

           

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Duy Khanh được UBND tỉnh tặng Bằng khen hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều lần được Hội Nông dân tỉnh, huyện Phù Yên tặng Giấy khen về thành tích làm kinh tế giỏi. Ông xứng đáng là tấm gương sáng để bà con trong bản, trong xã học tập, noi theo.

 

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.