Vân Hồ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Phát triển du lịch bền vững, huyện Vân Hồ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trong lĩnh vực du lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách khi đến tham quan, trải nghiệm trên địa bàn.

Giọng nữ

Chú trọng công tác tập huấn, đào tạo

Vân Hồ là huyện cửa ngõ của tỉnh, nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Nơi đây có khí hậu mát mẻ trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của cộng đồng 5 dân tộc anh em. Hiện nay, trên địa bàn huyện Vân Hồ có 2 khu du lịch, 10 nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng và 20 homestay cộng đồng, chủ yếu thuộc 4 xã: Vân Hồ, Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Lóng Luông. Ngoài ra, huyện còn có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh gắn với các sự kiện lịch sử, huyền tích dân gian, như: Đền Hang Miếng, xã Quang Minh; Đền thờ nàng Bẳng Mương, xã Chiềng Khoa; Đền Cô Đôi thượng ngàn, xã Song Khủa… ước tính toàn huyện hiện có khoảng 300 người đang làm việc liên quan đến lĩnh vực du lịch.

Tập huấn công tác tổ chức chợ phiên truyền thống cho đội ngũ cán bộ văn hóa xã, trưởng bản.

Xác định nguồn nhân lực du lịch có vai trò quyết định chất lượng dịch vụ du lịch, từ năm 2021 đến nay, huyện Vân Hồ đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn kỹ năng quản lý Nhà nước, nghiệp vụ du lịch cho gần 200 lượt người, với nhiều nội dung đa dạng, như: Kỹ năng đón tiếp khách nấu ăn, thuyết minh viên, tiếng Anh cộng đồng, marketing, quản lý điểm đến, tổ chức biểu diễn, bảo vệ môi trường… nhằm nâng cao kỹ năng thực hành nghiệp vụ, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng cao.

Ông Ngô Văn Dự, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, huyện Vân Hồ, cho biết: Nằm trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, những năm qua, huyện Vân Hồ đã được hỗ trợ triển khai nhiều dự án lớn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, như: Dự án Great - “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch”; Dự án “Quản lý toàn diện điểm đến Mộc Châu”… qua đó hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo người dân, đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số về các kỹ năng để phát triển du lịch. Từ đó, tạo đòn bẩy để xây dựng các điểm du lịch cộng đồng chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chất lượng phục vụ của những chủ homestay, nhà hàng, điểm tham quan, lưu trú.

Cuộc thi “Đại sứ du lịch Vân Hồ” lần thứ nhất năm 2024.

Cùng với việc tổ chức các hoạt động tập huấn cho đội ngũ làm du lịch, hàng năm, huyện Vân Hồ còn tổ chức nhiều cuộc thi, như: Hướng dẫn viên du lịch giỏi, Thuyết minh viên du lịch cộng đồng… Mới đây nhất là cuộc thi “Đại sứ du lịch Vân Hồ” lần thứ nhất năm 2024, đã tìm kiếm được nhiều gương mặt trẻ tài năng, tích cực tham gia vào các hoạt động giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Vân Hồ nói riêng, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu nói chung, đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Phát triển nhân lực du lịch cộng đồng

Nhiều năm nay, Homestay A Chu tại bản Hua Tạt là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều đoàn khách du lịch mỗi khi có dịp ghé thăm vùng đất Vân Hồ. Du khách đến đây không chỉ ấn tượng bởi không gian lưu trú gần gũi với thiên nhiên, mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao, mà còn có được những trải nghiệm tốt về phong cách phục vụ, đón tiếp chuyên nghiệp. Các dịch vụ nghỉ dưỡng, như: Ẩm thực, đốt lửa trại, tắm lá thuốc, thưởng thức văn nghệ cộng đồng… được homestay giới thiệu một cách khéo léo, tạo sự hài lòng và thu hút du khách.

Nhân viên Homestay A Chu đón tiếp khách.

Anh Tráng A Chu, chủ Homestay A Chu, chia sẻ: Chúng tôi hiện có 6 nhân viên đều là người dân tộc Mông của bản Hua Tạt, tất cả đều được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về du lịch do tỉnh và huyện tổ chức hàng năm, nhờ vậy, đều nắm vững những kỹ năng trong việc đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, các nhân viên đều có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh với khách nước ngoài, biết múa hát, dẫn chương trình và làm hướng dẫn viên.

Xã Chiềng Yên có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những cánh rừng xanh ngát trải dài, thác Tạt Nàng hùng vĩ thơ mộng, suối nước nóng bản Phụ Mẫu, suối cá bản Bướt…, cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Thái, Mường, những yếu tố đó đã giúp địa phương này có nhiều tiềm năng phát triển hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.

Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng tại bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên.

Từ năm 2019, xã Chiềng Yên được Tổ chức AOP (Australia) và các công ty lữ hành tài trợ thực hiện dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua du lịch cộng đồng”, giúp nhân dân hai bản Nà Bai và Phụ Mẫu được học tập kỹ năng làm du lịch, hướng dẫn chỉnh trang cảnh quan, nhà cửa để phục vụ du khách; nâng cao năng lực kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động quảng bá, giới thiệu điểm đến, check in đặt phòng... Đến nay, hai bản Nà Bai và Phụ Mẫu có 15 hộ gia đình làm homestay, có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các hoạt động trải nghiệm..., đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách.

Ông Đỗ Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Yên, thông tin: Từ đầu năm đến nay, các cơ sở du lịch trên địa bàn xã đã đón gần 2.300 lượt khách đến tham quan, doanh thu ước đạt hơn 2,2 tỷ đồng. Thời gian tới, xã Chiềng Yên tiếp tục phát huy các lợi thế về thiên nhiên, văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng, tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn không gian kiến trúc và bản sắc văn hóa truyền thống; nâng cao kỹ năng đón tiếp, phục vụ du khách, sáng tạo các sản phẩm đồ lưu niệm bằng mây tre, vải, tăng thêm thu nhập.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Từ đầu năm đến nay, huyện Vân Hồ đón 275.000 lượt khách du lịch, doanh thu dịch vụ đạt trên 162 tỷ đồng (tăng 136% so với cùng kỳ năm trước). Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại huyện Vân Hồ đã được nâng lên qua từng năm. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Đội ngũ lao động chuyên nghiệp, lực lượng quản lý có kinh nghiệm về du lịch còn thiếu và yếu; nhất là đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên quản lý tại các điểm lưu trú du lịch vẫn còn hạn chế về kỹ năng trong thực hiện nghiệp vụ.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty lữ hành Hương Thu Travel, cho biết: Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức nhiều tour du lịch, đưa trên 500 lượt khách đến với Vân Hồ, Mộc Châu, trong đó, có hơn 30% là khách quốc tế. Chúng tôi thấy rằng, thị hiếu của du khách giờ đây không chỉ là vui chơi, giải trí, trải nghiệm tại những vùng đất mới, mà còn có nhu cầu tìm hiểu văn hóa trên hành trình khám phá của mình. Chẳng hạn, một người đầu bếp không những nấu ăn ngon mà cần có thêm cả kiến thức về văn hóa, biết ngoại ngữ để có thể trực tiếp thuyết minh, kể những câu chuyện liên quan tới nguồn gốc nguyên liệu, giá trị kết tinh yếu tố văn hóa thể hiện qua đặc sản ẩm thực tới du khách. Vì vậy, chính quyền địa phương và các điểm du lịch, homestay của Vân Hồ cần quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực trực tiếp tham gia hoạt động du lịch.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vân Hồ lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025, đặt ra hai chỉ tiêu về lĩnh vực du lịch: Phấn đấu đón 450.000 lượt khách và doanh thu dịch vụ du lịch đạt 350 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về lượng khách với trên 583.000 lượt, tuy nhiên, doanh thu dịch vụ du lịch mới đạt 270 tỷ đồng (đạt 77%). Lượng khách tăng nhưng doanh thu còn thấp, điều đó cho thấy ngành du lịch Vân Hồ cần tạo ra nhiều hơn các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, cùng một đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng, nhằm tạo cho du khách những trải nghiệm mới ấn tượng, muốn ở lại lâu hơn và sẵn sàng chi trả nhiều hơn trong chuyến đi.

Homestay ứng dụng mạng xã hội giới thiệu, quảng bá du lịch.

Trước những thách thức đặt ra, thời gian tới, huyện Vân Hồ tiếp tục xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong sáng tạo, xây dựng những mô hình hay về du lịch, quảng bá tiềm năng lợi thế về du lịch tại địa phương thông qua các nền tảng mạng xã hội. Khuyến khích đội ngũ trực tiếp làm du lịch chủ động học hỏi kinh nghiệm làm du lịch tại các địa phương khác, tự trau dồi kinh nghiệm, vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc cũng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp; chủ động liên kết dịch vụ và xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.

Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.