Trải nghiệm Ngọc Chiến

Từ trung tâm huyện Mường La, mất hơn 1 giờ đồng hồ để đi theo đường tỉnh 106, vượt đèo Sam Síp với hơn 30 khúc cua tay áo quanh co luồn trong mây mù, chúng tôi đến xã Ngọc Chiến. Từ xa, cảm nhận rõ cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất này, cánh đồng lúa bậc thang xếp tầng tầng, lớp lớp nối nhau; trên những sườn đồi sơn tra đâm trồi lộc non, những ngôi nhà sàn mái gỗ pơ mu đặc trưng. Được thiên nhiên ưu đãi cảnh sắc tự nhiên, con người mến khách đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Ngọc Chiến, tham quan và trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái, Mông.

Mô hình trồng hoa của HTX Thành Công, bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến (Mường La).

Lựa chọn bản Lướt là điểm đến đầu tiên, bởi đây là địa điểm nổi tiếng có suối khoáng nóng tự nhiên, lý tưởng. Hành trình trải nghiệm được người địa phương gợi ý: Thăm quan Di tích lịch sử Đồn Mường Chiến, tìm hiểu về cây samu nghìn năm tuổi kỳ bí, cuối ngày ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng tự nhiên, thưởng thức các món ăn dân tộc độc đáo hấp dẫn, cốm dẻo thơm, mời nhau ly rượu vạng, rượu sơn tra, say trong những điệu hát then - đàn tính truyền thống. Từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời điểm nhiều khách du lịch đến Ngọc Chiến, nhất là tháng 9, khi cánh đồng lúa Mường Chiến vào vụ thu hoạch, chín vàng, gắn với Lễ hội “Mừng cơm mới” truyền thống. Tại đây có hàng chục hộ dân đã đầu tư làm dịch vụ lưu trú, tắm suối khoáng, nhờ đó nhiều hộ thu nhập khá lên. Ông Lò Văn Chinh, chủ Nhà nghỉ Việt Bắc, bản Lướt cho biết: Gia đình tôi đã đầu tư sửa chữa nhà sàn, làm nhà lưu trú bằng tre độc đáo nhằm thu hút và phục vụ nhu cầu của du khách. Ngoài phục vụ du khách trong nước, gia đình còn tiếp đón các khách nước ngoài đến trải nghiệm, khám phá, thường là khách du lịch đi tour Mù Cang Chải (Yên Bái) sang Ngọc Chiến. Cơ sở dịch vụ của gia đình mới đi vào hoạt động từ tháng 9/2017, với 8 phòng nghỉ giá dịch vụ cả tắm nước nóng là 200.000 đồng/phòng/ngày, giá nghỉ cộng đồng có tắm nước khoáng nóng 80.000 đồng/người, hơn 1 năm kinh doanh, nhà nghỉ Việt Bắc đã đón khoảng 3.000 lượt khách du lịch đến lưu trú, tổng doanh thu trên 300 triệu đồng. Dịp nghỉ lễ, Tết lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh nên gia đình cũng chủ động sửa chữa, đầu tư, nâng cấp để phục vụ tốt du khách.

Những ngày cuối năm, thời tiết se lạnh, chị em phụ nữ Mông váy áo sặc sỡ xuống chợ để sửa soạn sắm Tết, năm nay sơn tra được mùa, có hộ thu nhập hằng trăm triệu đồng, nên sắm tết cũng đủ đầy hơn. Từ bản vùng cao xuống bản vùng thấp, không khí xuân ngập tràn, trong vườn hoa mận, mơ đua nhau khoe sắc, vườn đào bản Nà Tâu, bung nở rực cả một vùng, đây là giống cây đào Mỹ được Nhà nước hỗ trợ giống trồng vừa để làm du lịch, vừa thu hái quả. Đâu đó vang lên tiếng hát then cúng năm mới. Mời khách món cốm thơm dẻo, ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Ngọc Chiến có 2.135 hộ và trên 10.700 nhân khẩu, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mông, La Ha, Kinh. Phát huy lợi thế của từng vùng, các bản vùng thấp tập trung trồng các loại cây lương thực, đảm bảo lương thực tại chỗ. Ở Ngọc Chiến chỉ trồng lúa một vụ nên vụ đông một phần đất sản xuất được chuyển sang trồng rau màu và tăng gia trồng cỏ voi để chăn nuôi đại gia súc. Những năm qua, các bản vùng cao được Nhà nước hỗ trợ giống, tuyên truyền chuyển đổi trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng sơn tra và trồng thảo quả dưới tán rừng, gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng, vừa nâng cao độ che phủ rừng vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện, toàn xã có trên 100 ha thảo quả, hơn 1.200 ha sơn tra, trong đó 700 ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 2.800 tấn quả/năm. Hằng năm, xã duy trì gieo trồng gần 666 ha lúa một vụ, gần 90 ha trồng rau màu, 6 ha trồng hoa hồng được tư thương đem đi tiêu thụ ở Yên Bái, Lai Châu, Hà Nội. Phát triển chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng, xã đã tuyên truyền, vận động bà con làm chuồng trại riêng biệt với khu nhà ở, chuyển đổi một phần đất sản xuất sang trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Đến nay, 100% các bản đã thực hiện nuôi gia súc nhốt chuồng, duy trì trồng trên 200 ha cỏ chăn nuôi gần 5.000 con đại gia súc.

Bên cạnh những câu chuyện về làm kinh tế, nhân dân trong xã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nổi bật là phong trào làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường liên bản, nội bản được bê tông hóa, uốn lượn quanh các bản giúp việc đi lại của bà con được thuận lợi, dễ dàng, thúc đẩy giao thương hàng hóa. 

Qua những câu chuyện, hình ảnh du khách truyền tải trên các phương tiện thông tin, vùng cao Ngọc Chiến ngày càng được biết đến rộng rãi hơn, trở thành một trong những điểm đến du lịch khám phá nổi bật, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Ngọc Chiến. Với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tiềm năng khai thác du lịch, đón xuân Kỷ Hợi, Ngọc Chiến đang thay da, đổi thịt từng ngày, khoác lên mình tấm áo mới, thêm niềm tin lạc quan về tương lai ở xã vùng cao của huyện Mường La.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.